2 Giống Mía Cao Sản

Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình nhân nhanh giống mía mới cấy mô”, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH-CN tỉnh Bình Định) vừa khảo nghiệm thành công 2 giống mía mới cấy mô cao sản K95-156 và Suphunburi 7, năng suất chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, tương đối phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Bình Định.
So với một số giống mía cũ thì năng suất tăng 30 - 40 tấn/ha, có thể bổ sung vào cơ cấu, thay thế các giống sau 5 - 6 năm đã thoái hóa. Đây là 2 giống mía có nguồn gốc từ Thái Lan do Trung tâm Nghiên cứu & phát triển mía đường nhập nội về năm 2005. Giống được Bộ NN-PTNT công nhận và cho phép đưa vào SX thử ở vùng Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và một số khu vực thoát nước tốt ở vùng Tây Nam bộ.
Niên vụ 2012 - 2013 Trung tâm Ứng dụng KHCN Bình Định thực hiện các mô hình trồng 2 giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô trên diện tích 25 ha ở xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn. Sau 8 tháng trồng, đến tháng 3/2013 đã cho thu hoạch. Cây mía có đường kính thân từ 2,5 - 3 cm, năng suất đạt 7 tấn/sào, tức 140 tấn/ha, chữ đường trên 11. Cả 2 giống mới đều tỏ ra thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác ở Bình Định.
Ông Thiệu Thanh Huy ở thôn Tân Hòa, xã Nhơn Hòa tham gia trồng mô hình với 1ha giống mía nuôi cấy mô K95-156 cho biết, giống mía này trồng 6 tháng cũng đạt gần 100 tấn/ha, bán giống 1,2 triệu đồng/tấn, cao hơn mía thịt 0,2 triệu đồng/tấn, tính ra lãi khoảng 60 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Hạt giống được gieo trong cát nhỏ (loại cát trát tường nhà), gieo dày như gieo mạ, lấp lớp cát nhỏ lên trên hạt khoảng 1-2 cm tuỳ từng loại hạt. Ví dụ hạt các loại rau, hạt cây có vỏ mỏng, mềm lấp mỏng; hạt cây ăn quả, cây lâm nghiệp, hạt có vỏ dày cứng lấp sâu. Tốt nhất các loại hạt đem ngâm đủ nước, nếu mùa lạnh đem ủ ấm đến nứt nanh 20-30% đem gieo

Ông Lê Văn Đức, Trưởng phòng Cây công nghiệp - Cây ăn quả, Cục Trồng trọt, cho biết: Đợt rét đậm, rét hại kéo dài liên tiếp các năm 2008 và 2010 là nguyên nhân gây thiệt hại nặng cho cây cao su tại vùng Đông Bắc. Thống kê thời gian đó, tại Đông Bắc đã thiệt hại khoảng 80,7% trong tổng số 1.999 ha, tính đến thời điểm 2010 (Hà Giang thiệt hại nặng nhất với khoảng 97% tổng diện tích, Yên Bái trên 60%...).

Giống thanh long ruột đỏ là của viện cây ăn quả miền Nam - Long Định 1, tỉnh Tiền Giang, tác giả lai giống là nhóm thạc sỹ Oanh Yến. Cây sinh trưởng mạnh, cành to và dài. Khả năng cho hoa và đậu trái khoảng từ 6 đến 8 tháng sau khi trồng, cho quả tập trung từ tháng 3 - 10

Việc tu sửa và gia cố các tuyến đường giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng là hết sức cần thiết. Một trong những cách gia cố đơn giản và hiệu quả đó là trồng cỏ Vetiver. Vì cỏ Vetiver hạn chế rất nhiều khả năng sạt lở, sói mòn đất trên các taluy giao thông. Đặc biệt, cỏ Vetiver đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây bản địa phát triển, góp phần phục hồi nhanh chóng cảnh quang tự nhiên và nhanh chóng ổn định taluy đường giao thông. Trong khuôn khổ của bài viết này xin được giới thiệu v

Viện Cây lương thực và cây thực phẩm vừa chọn tạo thành công và đưa vào sản xuất đại trà giống khoai lang KB4. Đây là giống khoai lang được chọn tạo từ quần thể hạt lai giữa 2 giống Shiro-yutaka và Hi-starch của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Nhật Bản thực hiện năm 1998.