2,9 Triệu Tấn Gạo Của Thái Lan Mất Tích

Theo truyền thông địa phương, Chính quyền quân sự Thái Lan vừa hạ lệnh ngừng giao hàng để kiểm tra 1.800 kho gạo trong cả nước sau khi Bộ Tài chính báo cáo rằng hiện thiếu 2,9 triệu tấn gạo trong các kho.
Bộ Thương mại Thái phủ nhận việc gạo bị thiếu trong kho, bộ này cho rằng số gạo đó có thể đã hao hụt trên lộ trình từ nhà máy đến kho hàng.
Hiện xuất khẩu gạo của Thái đang bị gián đoạn bởi quyết định tạm ngừng của Chính quyền quân sự nhằm kiểm tra tất cả các giao dịch đã được thực hiện tại các kho hàng.
Trong một tuyên bố gần đây của Chính quyền quân sự Thái cho biết, Hội đồng An ninh Quốc gia (NCPO) không có kế hoạch tiếp tục chính sách cầm cố lúa gạo do Chính phủ Yingluck đưa ra. Tuy nhiên, NCPO không hề nhắc đến việc liệu có giải pháp khác hỗ trợ nông dân trồng lúa hay không?
Trong khi đó, trong cuộc thăm dò được tiến hành hồi 11-12/6/2014 của Viện Quản lý phát triển Quốc gia (NIDA), có tới 56,35% số người được hỏi tỏ ý kiến NCPO nên tiếp tục chương trình cầm cố lúa gạo nhưng giữ giá sát giá thị trường, 22,35% cho biết nên loại bỏ chương trình này và 17,49% cho rằng nên tiếp tục thực hiện chương trình này như trước.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 9.6, Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội NDVN Hà Phúc Mịch đi thăm mô hình trồng quýt của anh Trần Văn Bảo ở ấp 8, xã Tấn Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị Bộ TNMT xem xét, đưa tôm thẻ chân trắng (TTCT) ra khỏi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Lý do là nếu giữ TTCT trong danh mục đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển sản xuất và xuất khẩu loại thủy sản này

Sau dừa, khoai lang, cua..., các thương nhân Trung Quốc (TQ) đã đến vùng nguyên liệu ở ĐBSCL đặt trạm và trực tiếp mua khóm (dứa) của nông dân với giá cao. Họ còn tới tận ruộng khóm xem xét và gợi ý sẽ “cung cấp thuốc” để nông dân xử lý cho trái thật to!

Trái cóc là một loại quả có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc trái cóc dùng để ăn (có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn), lá cóc còn dùng để nấu canh chua - món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng

Lâu nay, nghề nuôi yến chủ yếu phát triển mạnh ở các vùng ven biển miền Trung, nhất là tỉnh Khánh Hòa, bởi nơi đây hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để nghề này phát huy hiệu quả cao. Những năm gần đây, nghề nuôi yến bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tại Dầu Tiếng (Bình Dương), nghề nuôi yến được bà con nông dân thử nghiệm thành công, trong đó mô hình nuôi yến tại nhà của bà Vũ Thị Tuất, ngụ ấp Tân Phú, xã Minh Tân là một điển hình.