Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Cửa Cho Tôm Thẻ Chân Trắng

Mở Cửa Cho Tôm Thẻ Chân Trắng
Ngày đăng: 16/08/2011

Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị Bộ TNMT xem xét, đưa tôm thẻ chân trắng (TTCT) ra khỏi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Lý do là nếu giữ TTCT trong danh mục đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển sản xuất và xuất khẩu loại thủy sản này.

Sau thời gian nuôi thử nghiệm tại nhiều địa phương ở ĐBSCL, TTCT tỏ ra có ưu thế, có thể mở ra cơ hội phát triển trong điều kiện tôm sú đang bị thiệt hại nặng tại nhiều tỉnh ven biển. Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng thông tin: Năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm rất cao (ước đạt khoảng 1,9 tỷ USD). Điều đáng nói, TTCT chiếm 50% kim ngạch trên.

Nơi thích, nơi không

Tại Bạc Liêu, TTCT được thả nuôi lác đác tại nhiều địa phương từ năm 2008 đến nay với quy mô nhỏ, mật độ dày. Một số ít hộ nuôi bị thất bại, nhưng cùng lúc nhiều hộ thành công với TTCT khi đạt hiệu quả khá cao, nhất là trong những năm tôm sú thiệt hại lớn.

Tại hội nghị chỉ đạo nuôi TTCT diễn ra ở Sóc Trăng gần đây, đại diện các viện, trường, nhiều tỉnh trong vùng và các cơ quan chức năng thuộc Bộ NNPTNT đánh giá, vẫn có thể phát triển TTCT trên diện rộng hơn nhưng có sự quản lý chặt chẽ, kiểm soát tốt hơn và có hướng dẫn cụ thể về quy trình nuôi, kiểm soát con giống, quản lý dịch bệnh.

Ông Phạm Hoàng Giang - Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu, cho biết: Bạc Liêu có hơn 100 ha nuôi TTCT, đã cho thu hoạch khá. Hộ nuôi trúng cũng có thể đạt lợi nhuận 300 triệu đồng/ha/vụ.

Còn tại Cà Mau, với chủ trương đa dạng hoá đối tượng nuôi trồng thuỷ sản, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, nên cũng vào năm 2008, tỉnh phê duyệt Quy hoạch Vùng nuôi TTCT với 11.000 ha. Sau thời gian đầu thực hiện ì ạch, với một số ít nông hộ chấp nhận sản xuất ngay TTCT, đến giữa năm 2011, cả tỉnh đã đạt hơn 200 ha.

Lý giải điều này, ngành NNPTNT nhiều địa phương ở Cà Mau cho hay: Nông dân chưa am hiểu kỹ thuật nuôi TTCT. Đơn cử ông Hồ Chương (xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) thả hơn 30.000 con TTCT đã thất bại khi gặp mưa nhiều, độ mặn ao nuôi giảm. Nhiều hộ khác cũng trong tình trạng tương tự.

Ông Danh Thuấn - xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), cũng bày tỏ: Canh tác TTCT cần vốn rất nhiều để mua con giống, bởi phải thả nuôi mật độ dày. Nhu cầu về oxy, thức ăn cho TTCT cũng rất cao (gấp vài lần so với tôm sú). Đặc biệt, đối với TTCT cần kỹ thuật nuôi tốt và quản lý môi trường nuôi với mật độ cao là điều không dễ dàng. Trong khi đó, giá cả đầu ra thường thấp…

Từ những lý giải đó, nên ông Võ Hồng Ngoãn - chuyên gia nuôi tôm ở ấp Biển Tây, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, nhận xét: TTCT là vật nuôi của “nhà giàu”! Theo ông Ngoãn ước tính, nuôi TTCT cần vốn đầu tư gấp 3 lần so với tôm sú!

Xu hướng phát triển TTCT

Về phía các cơ quan chức năng, như Vụ Nuôi trồng thuỷ sản, vẫn nhấn mạnh: Tôm sú sẽ là đối tượng nuôi chủ lực ở ĐBSCL. TS Lý Thị Thanh Loan ở Viện Nuôi trồng thuỷ sản II, khuyến cáo: Bà con không nên nuôi TTCT ở những vùng sâu trong nội đồng mà nên nuôi khu vực ven biển theo hướng thâm canh để có thể kiểm soát được dịch bệnh và môi trường nuôi.

Các thành viên Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) thì cho rằng: Xu hướng nuôi TTCT đang ngày càng phát triển, nhất là đối với các trang trại nuôi quy mô lớn. Theo thông tin của hiệp hội này, diện tích TTCT ở Sóc Trăng đang tăng lên vài trăm ha. Điều đó cho thấy TTCT vẫn là đối tượng có sức hấp dẫn đối với người nuôi tôm, chứ không chỉ đơn thuần là con tôm sú.

“Diện tích nuôi TTCT tăng do thời gian nuôi ngắn (3 - 4 tháng), ít bị thiệt hại do dịch bệnh, năng suất khá cao và thời gian gần đây giá TTCT cũng được cải thiện” - ông Trần Đình Cung - Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng, cho hay.

Theo ông Phạm Hoàng Giang, vấn đề cần hơn hết lúc này là nâng cao nhận thức về lợi ích nuôi TTCT, huấn luyện kỹ thuật nuôi và có kế hoạch đầu tư đủ vốn cho sản xuất, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ môi trường nuôi để hướng tới thành công. Điều đó đòi hỏi sự điều hành đồng bộ, quản lý và hỗ trợ đắc lực cho sản xuất từ các ngành chức năng cùng ý thức và sự năng động từ phía người sản xuất.

Tại hội nghị chỉ đạo nuôi TTCT diễn ra ở Sóc Trăng gần đây, đại diện các viện, trường, nhiều tỉnh trong vùng và các cơ quan chức năng thuộc Bộ NNPTNT đánh giá, vẫn có thể phát triển TTCT trên diện rộng hơn nhưng có sự quản lý chặt chẽ, kiểm soát tốt hơn và có hướng dẫn cụ thể về quy trình nuôi, kiểm soát con giống, quản lý dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Thả Nuôi 3.461 Ha Thủy Sản Thả Nuôi 3.461 Ha Thủy Sản

Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, tổng diện tích thả nuôi thủy sản từ đầu năm đến nay trên địa bàn được 3.461ha, đạt 34,77% kế hoạch và bằng 68,41% cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 213,57ha, đạt 20,73% kế hoạch; có 491 vèo cá được thả nuôi trên các tuyến sông gồm cá thát lát, cá lóc, bống tượng...

03/06/2013
Hiệu Quả Cải Tạo Vườn Xoài Cát Hòa Lộc Già Vùng Hòa Hưng (Tiền Giang) Hiệu Quả Cải Tạo Vườn Xoài Cát Hòa Lộc Già Vùng Hòa Hưng (Tiền Giang)

Vừa qua, tại UBND xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã diễn ra hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện đề tài "Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng xoài cát Hòa Lộc theo hướng GAP", do PGS.TS. Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ chủ trì.

03/06/2013
Nguy Cơ Từ Gieo Sạ Sớm Nguy Cơ Từ Gieo Sạ Sớm

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sau khi thu hoạch xong lúa Hè thu đã khẩn trương dọn đất để sạ lại vụ lúa Thu đông 2013, với mong muốn thu hoạch lúa trước khi lũ về. Điều này, đặt ra nhiều lo lắng cho ngành chức năng về khả năng ngộ độc hữu cơ và sâu bệnh.

04/06/2013
Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái bước đầu được người chăn nuôi đánh giá là hiệu quả nhất so với các phương pháp nuôi truyền thống về việc xử lý mùi hôi và hạn chế thấp nhất tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ quan nào có thể mạnh dạn trả lời cho câu hỏi: “Nên hay không nên nhân rộng mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái?”.

06/06/2013
Tạo Thế Chân Kiềng Phát Triển Cà Phê Tây Nguyên Tạo Thế Chân Kiềng Phát Triển Cà Phê Tây Nguyên

Cà phê là cây trồng chủ lực, đưa lại thu nhập chính cho người dân các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay, vườn cà phê tại Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già cỗi cần được tái canh. Để thực hiện việc này đòi hỏi nguồn vốn lớn...

06/06/2013