2.600 Tỷ Đồng Phát Triển Thủy Hải Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 20-12, Bộ NN-PTNT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và UBND tỉnh Kiên Giang, tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư và thúc đẩy phát triển thủy hải sản ĐBSCL.
Theo Bộ NN-PTNT, cùng lúa gạo và trái cây thì thủy hải sản là thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL. Song việc nuôi trồng, khai thác và phát triển trong thời gian qua chưa như mong muốn. Vì vậy, cần tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu nhằm rà soát lại quy hoạch, phát triển thủy hải sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và đa dạng hóa sản phẩm. Tăng cường liên kết giữa các tỉnh theo chuỗi sản xuất các ngành hàng thủy sản.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. Trong đó nêu rõ sự cần thiết hình thành Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ, gắn với vùng nuôi trồng thủy sản ĐBSCL và Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ.
Từ nay đến năm 2020, ĐBSCL đề xuất 56 dự án mời gọi đầu tư phát triển thủy sản, với tổng vốn hơn 2.600 tỷ đồng, trên các lĩnh vực như: phát triển cá tra, tôm; nhuyễn thể, đa dạng hóa sản phẩm thủy sản; khai thác đánh bắt hải sản; sản xuất giống; đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực thủy hải sản…
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện sản lượng cá tra tồn đọng trong dân còn khoảng 200.000 tấn, chiếm 17% so với 1,2 triệu tấn trong kế hoạch sản xuất năm 2012.

Bà Trần Thị Khâm (Hai Khâm), chủ nhân của một trong những cơ sở sản xuất tôm khô ở xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, cho biết giá tôm khô đặc sản loại 1 của địa phương này hiện khoảng 1 triệu đồng/kg, loại 2, loại 3 tương ứng khoảng 800.000 đồng và 700.000 đồng/kg, bình quân tăng 30% so năm ngoái và gấp đôi so với ba năm trước.

Đó là khoản thu nhập “chắc như bắp” của xã viên HTXNN 1 Nhơn Phú, TP Quy Nhơn (Bình Định). Nhờ trồng rau má, gần 4.000 nhân khẩu đã có thu nhập ổn định.

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 1 tháng quy định cấm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản có hiệu lực, tình trạng sử dụng hóa chất này trong nuôi tôm đã được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, thông tin cảnh báo mới đây nhất của Nhật Bản cho thấy, trong tháng 3 chỉ duy nhất có 1 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm Enrofloxacin.

Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.