19/29 mẫu phân bón của công ty Thuận Phong không đảm bảo chất lượng

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Thuận Phong (công ty Thuận Phong) có trụ sở tại Đồng Nai đã bị lực lượng chức năng phát hiện khi đang “hô biến” sản phẩm phân bón rễ thành phân bón lá để kiếm lời.
Trong tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hoá, công ty Thuận Phong đã ghi tên hàng hoá là ‘phân bón rễ’.
Theo công văn gửi công ty Thuận Phong của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, Cục cũng đã yêu cầu công ty này phải ghi trên nhãn hàng là phân bón rễ.
Tuy nhiên, khi đưa sản phẩm ra thị trường, loại phân bón rễ đã biến thành sản phẩm có công dụng là phân bón lá với giá bán cao ngất ngưởng 350.000 đồng/chai.
Theo kết quả giám định chất lượng phân bón, có tới 19 trong tổng số 29 mẫu phân bón của công ty Thuận Phong có thành phần dinh dưỡng không phù hợp với công bố, không đảm bảo chất lượng; trong đó, một số loại có tỷ lệ thành phần chất chính dưới 70%.
Một số ý kiến từ các Bộ, ngành cho rằng, đây là một trong các căn cứ để xác định hàng giả .
Có thể bạn quan tâm

Đây là tâm sự của hầu hết nông dân trồng mía đã và đang bán mía chục, bởi theo họ, với tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, việc bán mía trong lúc này sẽ cầm chắc lợi nhuận và giảm bớt được gánh nặng nếu như để mía thu hoạch vào thời điểm chính vụ.

Ba huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) là vùng có diện tích cây cao su tiểu điền lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trước tình trạng người dân tại một số tỉnh chặt bỏ cây cao su, chính quyền nơi đây đã khuyến cáo người dân nên giữ vững diện tích đã trồng và vẫn định hướng phát triển loại cây trồng đa mục đích này.

Tính chung trên tổng mức vốn đầu tư 142 tỷ đồng, hàng năm trang trại sẽ sản xuất, cung cấp cho người chăn nuôi khoảng 200 - 300 con bò sữa Holstein giống thuần (giống bò Hà Lan cho sữa năng suất cao); ngoài ra còn là nơi chế biến phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương.

Nằm trong mô hình thâm canh gối vụ, phát triển diện tích rau màu vụ đông xuân sau vụ gặt, nông dân một số xã ở Hạ Hòa đã và đang trồng thành công giống bí đỏ F1-868 ngay trên thửa ruộng đã gặt lúa. Hiệu quả kinh tế và thu nhập từ giống bí này bước đầu đã được khẳng định.

Mùa biển động đang đến gần nên tàu cá của ngư dân Quảng Nam liên tục cập bờ bán hải sản rồi tranh thủ thời gian tiếp nhiên liệu ra khơi đánh bắt. Dọc theo các cầu cảng tư nhân đóng trên địa bàn xã Tam Quang (Núi Thành), không khí bán mua tấp nập.