17 Khu Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Tập Trung, Quy Mô Lớn

Năm 2014, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 874 trang trại, gia trại (TT, GT) trong đó có 97 TT đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các TT, GT của huyện chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại (86 TT, GT); 13 TT, GT nuôi gia cầm; 40 TT, GT nuôi trồng thủy sản; 4 TT, GT trồng cây hàng năm và cây lâu năm, còn lại là các TT, GT tổng hợp.
Năm 2014, doanh thu từ các loại hình kinh tế TT, GT trên địa bàn huyện đạt hàng chục tỷ đồng. Thu nhập bình quân mỗi TT, GT chăn nuôi lớn đạt từ 100 đến 120 triệu đồng/năm trở lên. Hiện nay, toàn huyện có 17 khu TT chăn nuôi lợn tập trung tại các xã: Yên Thọ, Quý Lộc, Yên Tâm, Yên Trường, Định Tân... quy mô từ 100 đến 1.200 con nái ngoại hoặc 1.500 con lợn thịt/lứa; 3 cụm chăn nuôi gà thịt và gà đẻ trứng quy mô từ 5.000 đến 20.000 con hoặc 10.000 gà mái đẻ. Các TT, GT chăn nuôi trên địa bàn huyện đã phát triển theo hướng hàng hóa, có thị trường tiêu thụ tương đối bền vững.
Đạt được kết quả trên, huyện Yên Định tích cực thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi, như: cải tạo mới đàn nái, lợn đực giống, cải tạo đàn bò theo hướng sind hóa và hướng thịt chất lượng cao; hỗ trợ tiêm phòng gia súc cho hộ nghèo, hộ dân được thuê đất lâu dài, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật; kích cầu làm đường giao thông, đường điện, lãi suất ngân hàng... đồng thời quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi tập trung gắn với giải quyết ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, đoàn liên ngành tỉnh Đồng Tháp gồm Sở Tài Nguyên và Môi trường, Chi cục Thủy sản và Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 15 đã đến khảo sát thực tế vùng quy hoạch mở rộng khu vực nuôi cá lồng bè tại huyện Châu Thành.

Bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương (CNĐD) do nhóm nghiên cứu đề tài: “Cải thiện chất lượng cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định” thuộc Sở NN-PTNT nghiên cứu, chế tạo đã được ngư dân xã Tam Quan Bắc áp dụng vào thực tế, bước đầu đạt hiệu quả khả quan.

Trong những năm qua, nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Bình Đại phát triển rất nhanh, qua đó đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn và từng bước làm giàu cho địa phương.

Ông Dương Định, một hộ nuôi tôm, cho biết: Từ sau khi Nhà nước có quyết định giao diện tích nuôi trồng thủy sản cao triều thì năm nào các hộ nuôi cũng có lãi. Hiện nay tôi đang nuôi 2 hồ với diện tích 0,7 ha. Vụ vừa rồi thu được hơn 1 tấn tôm sú, với giá 200.000 đồng/1kg, trừ mọi chi phí lãi hơn 100 triệu đồng”.

Hợp tác xã thuỷ sản Đồng tâm xã Thừa Đức huyện Bình Đại, được thành lập từ năm 2002. Từ đó đến nay hợp tác xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống xã viên và thực hiện chính sách an sinh xã hội.