Nhiều diện tích tôm nuôi bị thiệt hại

Ông Phạm Văn Tường, người nuôi tôm có tiếng ở xóm 6, Kim Đông cho biết: “Gia đình tôi đầu tư gần 50 triệu đồng thả nuôi 40 vạn tôm sú và tôm thẻ trên 10 mẫu đầm. Đến thời điểm này, chỉ còn giữ được 2 mẫu, 8 mẫu còn lại tôm chết gần hết, đánh rốc vớt vát được hơn chục triệu đồng”.
Theo ông Tường, đây là lần đầu tiên việc nuôi tôm bị thất bại nặng nề như vậy. Mấy năm trước, thời tiết thuận lợi, tôm phát triển bình thường, diện tích ao đầm của gia đình thu được 1,5 - 2 tấn tôm, thu nhập 200 - 300 triệu đồng. Cũng trong tình cảnh như ông Tường, gia đình anh Nguyễn Phúc Giám ở xóm 5, Kim Đông cũng có 2 mẫu nuôi tôm bị chết. “2 ao đầm tôi thả 12 vạn giống.
Cách đây 1 tháng, 1 ao bắt đầu có hiện tượng tôm chết, tôi đã xử lý thuốc, tăng cường chăm sóc nhưng vẫn không giữ được. Ao còn lại, mấy ngày qua lại có hiện tượng tôm chết rải rác, sáng nay phải gọi thương lái vào bán vội, do tôm còn nhỏ (300 con/kg) nên giá thấp không bù nổi tiền giống, đó là chưa kể tiền thức ăn, điện, hóa chất rồi còn bao nhiêu công sức bỏ ra” anh Giám buồn bã cho biết.
Trao đổi với đồng chí Trần Đức Thuận, Chủ tịch UBND xã Kim Đông được biết: Do điều kiện thời tiết nắng nóng, tôm nuôi liên tục bị chết ở các ao, đầm; tổng số hộ nuôi tôm bị chết từ 30 - 70% trên địa bàn xã đã lên tới 143 hộ với diện tích gần 73 ha.
Từ cuối tháng 4 đến nay, không chỉ riêng người dân Kim Đông lo lắng vì tôm chết mà tất cả các xã bãi ngang ven biển Kim Sơn như Kim Trung, Kim Hải cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Đồng chí Trần Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Kim Trung cho biết: Năm nay, toàn xã đưa vào nuôi hơn 320 ha thủy sản, bao gồm vùng nội đồng 209 ha, khu nuôi công nghiệp 43,6 ha, ao thổ cư nhân dân 24,22 ha, khu vực khác là 42,76 ha. Tổng lượng tôm giống đã thả vào khoảng 36,88 triệu con, trong đó tôm giống chất lượng cao, tôm của công ty trên 4 triệu con.
Đầu vụ tôm nuôi phát triển bình thường nhưng khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 ở một số ao thả trà đầu tôm bị chết và hiện tượng này kéo dài đến nay. Hiện, tổng số hộ có tôm nuôi bị chết là 204 hộ với diện tích trên 90 ha, lượng giống thiệt hại ước tính khoảng 120 triệu con.
Tìm hiểu nguyên nhân tôm chết, đa phần các hộ nuôi trồng thủy sản ở đây cho rằng do nắng nóng, tôm sốc thời tiết nên chết chứ không phải do dịch bệnh. Anh Nguyễn Phúc Giám, xóm 5, Kim Đông phân tích: “Chưa có mấy năm mà nắng nóng kéo dài như năm nay, nhiệt độ ngoài trời nhiều hôm tôi đo lên tới 39 - 40oC.
Nắng nhiều khiến pH nước tăng cao (khoảng 9,3 - 9,5), trong khi đó ngưỡng pH phù hợp cho con tôm chỉ là 7,5 - 8,5. Đồng chí Trần Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Kim Trung lý giải: Đại đa số ao nuôi của nhân dân về thiết kế đáy ao, bờ ao, cống điều tiết nước đều chưa đảm bảo được việc quản lý nguồn nước và môi trường ao nuôi.
Khi nước ngoài kênh cấp đầy thì người nuôi không phải mở cống mà nước vẫn ngấm đầy ao nuôi và khi nước rút cũng tương tự. Do thời tiết nắng nóng, nguồn nước trong ao nuôi có độ mặn cao, một số ao nuôi cao, trình nước không đủ nên nước quá nóng làm tôm bị chết. Bên cạnh đó, phần lớn các ao nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến hiện tại thả với mật độ dày, không có máy móc, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình nuôi thả, ao thiếu ô xy nên tôm cũng bị chết.
Đại diện Chi cục Thú y tỉnh cũng cho biết: Trước tình trạng tôm nuôi bị chết, Chi cục đã cử cán bộ kỹ thuật xuống hiện trường nắm bắt tình hình, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân. Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy, tôm chết chủ yếu là do sốc thời tiết, các mẫu bệnh phẩm đa phần đều cho kết quả âm tính với dịch bệnh.
Hiện, Chi cục đang tăng cường hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm nước lợ, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm. Đối với những ao hồ có tôm chết, không tháo nước ra ngoài làm lây lan đến diện tích ao hồ xung quanh; tiến hành rải vôi, vệ sinh ao đầm.
Khi thấy tôm có dấu hiệu bất thường và tiếp tục chết, người nuôi cần thông báo, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng; đồng thời phải vớt ngay tôm chết ra khỏi ao và tiến hành tiêu hủy; nếu tôm đủ lớn khẩn trương thu hoạch non nhằm giảm thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Vụ thu đông năm nay, toàn huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng 265 ha dưa hấu, tăng 160 ha so với cùng kỳ năm ngoái với các giống có năng suất, chất lượng cao như: Trang Nông 1786, Trang Nông 575, Tai Sơn 46, Tai Sơn 54. Ba xã dẫn đầu toàn huyện về diện tích dưa hấu là Ngọc Lý, An Dương, Cao Xá.

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho - trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận). Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho - trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Vào một ngày đầu đông, chúng tôi có dịp tìm tới trang trại gà siêu trứng của ông Đôn Đức Hùng tại Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ một người tàn tật, giờ đây ông Hùng không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ nhiều người, giúp họ có công ăn việc làm ổn định.

Ngày 27/5, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, nhằm khai thác tối đa lợi thế đất đai, khí hậu của vùng đất phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh bao gồm 03 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông, tỉnh khẩn trương xây dựng Đề án Hỗ trợ phát triển cà phê chè tại các huyện này.

Đó là trường hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Chính, ngụ tại ấp Phủ - xã Tân Phong (Thạnh Phú - Bến Tre). Mỗi con dễ nhũi giá 250 - 300 đồng, anh thu hoạch đều đều 400 - 500 con/ngày.