15.860ha lúa mùa bị thiệt hại do nhiễm mặn

Có hộ gieo sạ lại lần thứ 2, thứ 3… nhưng lúa vẫn không thể sống được bởi xung quanh toàn là nước mặn bao vây.
Theo ông Võ Tấn Phú, cán bộ Khuyến nông xã Phong Đông, đây là vụ lúa mùa được sản xuất trên nền đất nuôi tôm; vì vậy trước khi gieo sạ thì người dân áp dụng rửa mặn, làm đất, vệ sinh đồng ruộng chu đáo và tuân thủ đúng lịch thời vụ.
Tuy nhiên, cái khó là do năm nay lượng mưa ít, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn về sớm, độ mặn cao hơn 6%o làm cho lúa không phát triển được.
Đến thời điểm này toàn bộ 950ha lúa của xã bị thiệt hại trắng 100%, một tỷ lệ lớn nhất từ trước tới nay.
Tại các huyện An Minh, An Biên, Gò Quao và U Minh Thượng hàng loạt diện tích lúa mùa cũng đang bị nước mặn bao vây, khiến diện tích lúa chết khô cứ tăng dần.
Lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện An Biên cho biết, khoảng 7.600ha lúa mùa đã xuống giống hơn 1 tháng tuổi ở các xã như Nam Thái, Nam Thái A, Nam Yên, Đông Thái… đối mặt với nguy cơ thiệt hại rất lớn, do không chủ động được nguồn nước ngọt; trong khi kênh mương bên ngoài bị nhiễm mặn.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, ghi nhận mới nhất cho thấy nông dân đã xuống giống lúa mùa trên đất nuôi tôm được 58.157ha/63.000ha theo kế hoạch.
Đa phần lúa được từ 30 - 40 ngày tuổi.
Đến nay đã có 15.860ha lúa mùa bị nhiễm mặn gây thiệt hại từ 10 - 50%; trong đó hơn 3.248ha mất trắng hoàn toàn.
Giải pháp lúc này là chỉ sử dụng các loại phân bón lá giảm thiểu thiệt hại, nhưng hiệu quả không cao.
Về cơ bản, trong những ngày tới nếu không có mưa thì diện tích lúa mùa bị thiệt hại sẽ tiếp tục tăng.
Nhiều nông dân ở các huyện Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên… cho biết, các năm trước vụ lúa mùa thường cho năng suất khá cao, có hộ đạt tới 10 tấn/ha.
Vì vậy, năm nay nhiều hộ mạnh dạn sản xuất lúa mùa.
Không ngờ thời tiết khắc nghiệt, mặn về sớm đã gây thiệt hại nặng nề…
Có thể bạn quan tâm

Cầm cố sổ nghêu, mới nghe hết sức xa lạ nhưng việc này đang diễn ra rầm rộ ở vùng ven biển Bến Tre, nơi có nghề nuôi nghêu và xuất khẩu nghêu nổi tiếng ở ĐBSCL từ nhiều năm qua.

Những năm gần đây, giá tiêu tăng cao nên người dân đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên do chưa nắm vững kỹ thuật nên tình trạng sâu bệnh xuất hiện nhiều, khó phòng trừ. Đáng lo ngại là hiện nay nhiều người trồng tiêu vì lợi nhuận trước mắt khai thác cạn kiệt làm cho cây tiêu mau xuống sức, thoái hóa.

Được chọn từ những cây lúa tốt nhất của giống IR 50404, giống lúa AP 2010 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú với nhiều đặc tính vượt trội hơn đã cơ bản thay thế được giống lúa IR 50404 truyền thống của nông dân An Giang nói riêng, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến 30/9/2014 các DN xuất khẩu gạo cả nước đã ký hợp đồng xuất khẩu được khoảng 6,51 triệu tấn gạo. Số hợp đồng này bao gồm cả 613.000 tấn chuyển sang từ năm 2013.

Ngày 19-8-2014, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 3492 về thời gian tạm ngưng vụ nuôi tôm biển năm 2014 và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn các huyện Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.