128 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu vào Brazil

Theo Bộ NN&PTNT: Từ đầu năm đến nay, để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tốt các rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu, duy trì thị trường xuất khẩu và mở rộng.
Kết quả, hiện nay Liên minh kinh tế Á - Âu đã chấp thuận bổ sung thêm 4 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào liên minh này lên 22 doanh nghiệp.
Thời gian qua, Brazil cũng đã dỡ bỏ lệnh tạm ngừng cấp phép nhập khẩu cho thủy sản của Việt Nam và chấp thuận thêm 3 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Brazil là 128 doanh nghiệp.
Ngoài ra, các nông sản có nguồn gốc động, thực vật của Việt Nam đã được cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu chấp thuận với những yêu cầu khắt khe về kiểm dịch thực vật, dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
Điển hình như mặt hàng nhãn, vải được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Úc…; xoài được xuất khẩu vào Nhật Bản; duy trì xuất khẩu rau gia vị sang EU, chè vào Đài Loan…
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân này, những cánh đồng ngô ở huyện vùng cao Võ Nhai (Thái Nguyên) đều xơ xác, gầy guộc, thậm chí bị cháy nắng. Nhưng những thửa ruộng ngô lai HT 818, HT 119 tươi tốt đã khiến cả cán bộ chuyên môn và bà con nghĩ đến việc thay đổi giống ngô.

Vài năm trở lại đây, nông dân ngày càng xa rời cây mía vì cho rằng Nhà máy Đường Phổ Phong (Nhà máy) ép họ trong quá trình đầu tư sản xuất cũng như thu mua. Niên vụ 2013 - 2014, Nhà máy thu mua mía nguyên liệu với giá 850.000 đồng/tấn loại 10 chữ đường (CCS), thấp hơn năm trước 50.000 đồng/tấn.

Cách nay hơn 4 năm, phong trào nuôi nhím trên địa bàn huyện phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, đầu ra của loài vật nuôi này rất bấp bênh. Trong khi đó, chồn mướp là vật nuôi mới lạ, cho giá trị kinh tế cao mà số lượng hộ nuôi không nhiều. Vì thế, anh Nhi dành thời gian tìm hiểu kỹ thuật nuôi, cách làm chuồng...

Năm 2014, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Dự án xây dựng mô hình trình diễn với quy mô 160 con bò, 130 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật. Sau khi được tham gia tập huấn các hộ đã biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế chăn nuôi tại gia đình như: Cách tẩy nội, ngoại ký sinh trùng, cho ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp thức ăn thô xanh, cách trồng và ủ chua thức ăn xanh… nên đàn bò khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng trọng bình quân 738,5 g/con/ngày, bình quân mỗi bò vỗ béo cho lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/con/tháng. Như vậy nuôi bò vỗ béo cho hiệu kinh tế cao hơn so với nuôi thông thường > 15%.

Theo các nhà vườn trồng cam xoàn trong huyện, hàng năm mỗi héc-ta cam xoàn cho năng suất từ 20-25 tấn trái/năm, có thể thu lợi nhuận từ 200-250 triệu đồng. Theo dự báo của ngành nông nghiệp huyện, diện tích trồng cam xoàn ở huyện Long Mỹ sẽ còn tăng nhiều trong thời gian tới.