12 tỷ đồng cho tái canh, cải tạo giống cà phê năm 2015

Cụ thể, tổng kinh phí phân bổ toàn tỉnh là 12 tỷ đồng. Trong đó, 3 huyện có nguồn hỗ trợ nhiều nhất là Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm (trên 2 tỷ đồng mỗi huyện), 2 huyện Đức Trọng và Đam Rông được hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng, các huyện, thành phố khác từ 105 đến gần 300 triệu đồng.
Về đối tượng và mức hỗ trợ, các hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ 80% kinh phí mua giống; các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ để thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê (ưu tiên các hộ sống tại vùng kinh tế-xã hội khó khăn) sẽ được hỗ trợ mức 60%.
Dưới sự chủ trì của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, UBND các huyện, thành phố sẽ nhanh chóng triển khai thực hiện để đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và mức hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân gây tôm sú và tôm thẻ chân trắng chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Công ty TNHH giống cây trồng Kim Hưng Phú đầu tư hơn 260 triệu đồng, trồng 25.000 gốc dưa giống Hoàng Kim và Tú Thanh, trên 2ha đất thuê của nông dân thôn Tuấn Tú, xã An Hải , huyện Ninh Phước.

Hình thành từ năm 1990, Tam Nông (Đồng Tháp) là địa phương có vùng nuôi cá lóc sớm nhất và nhiều nhất của tỉnh. Năm 2012, toàn huyện có 52 hộ nuôi cá lóc với diện tích 60ha, sản lượng gần 14.000 tấn, tập trung nhiều nhất ở xã Phú Thọ gần 30ha, trở thành làng nghề truyền thống của huyện.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xóm 13 phường Ỷ La Thị xã Tuyên Quang đã tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt và vịt đẻ trứng...

Dù bị nghiêm cấm nhưng hiện nay, trên nhiều vùng nông thôn ở tỉnh Quảng Trị vẫn tồn tại nạn đánh bắt thủy sản bằng xung điện. Tình trạng đánh bắt mang tính hủy diệt này đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, hủy diệt môi sinh, tận diệt nguồn lợi thủy sản trên các sông ngòi, kênh rạch và đồng ruộng.