Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

12 tỷ đồng cho tái canh, cải tạo giống cà phê năm 2015

12 tỷ đồng cho tái canh, cải tạo giống cà phê năm 2015
Ngày đăng: 11/05/2015

Cụ thể, tổng kinh phí phân bổ toàn tỉnh là 12 tỷ đồng. Trong đó, 3 huyện có nguồn hỗ trợ nhiều nhất là Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm (trên 2 tỷ đồng mỗi huyện), 2 huyện Đức Trọng và Đam Rông được hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng, các huyện, thành phố khác từ 105 đến gần 300 triệu đồng.

Về đối tượng và mức hỗ trợ, các hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ 80% kinh phí mua giống; các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ để thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê (ưu tiên các hộ sống tại vùng kinh tế-xã hội khó khăn) sẽ được hỗ trợ mức 60%.

Dưới sự chủ trì của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, UBND các huyện, thành phố sẽ nhanh chóng triển khai thực hiện để đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và mức hỗ trợ.


Có thể bạn quan tâm

Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

09/11/2012
Nông Dân Tiền Phong Mất Mùa Đỗ Vì Mưa Nông Dân Tiền Phong Mất Mùa Đỗ Vì Mưa

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

09/08/2013
Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

23/05/2013
Nhờ Định Danh Sinh Vật Lạ Nhờ Định Danh Sinh Vật Lạ

Ông Đỗ Chí Sĩ-Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, cho biết: Vừa gởi báo cáo bước đầu với UBND tỉnh Cà Mau về kết quả thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Bồ Đề (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

22/06/2013
Xây Dựng Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Trong Vườn Cây Lâu Năm Xây Dựng Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Trong Vườn Cây Lâu Năm

Ngày 8-11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” do bà Lê Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm.

13/11/2012