11 tháng đầu năm 2015 Ngành nông nghiệp xuất siêu 6,26 tỷ USD

Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 năm 2015 ước đạt 2,57 tỷ USD, tính chung 11 tháng giá trị xuất khẩu của ngành đạt 27,41 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 12,74 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở các mặt hàng như cà phê (30,2%), cao su (15,5%).
Theo đó, khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm ước đạt 1,13 triệu tấn với tổng giá trị 2,3 tỷ USD, giảm 27,7% về khối lượng và giảm 30,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm đạt 2.032 USD/tấn, giảm 2,6% so với năm 2014.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2015 với thị phần lần lượt là 13,85% và 11,56%.
Giá trị xuất khẩu cà phê trong 10 tháng đầu năm ở 10 thị trường chính của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm 2014.
Đối với mặt hàng cao su, 11 tháng đầu năm xuất khẩu đạt 983 nghìn tấn, giá trị đạt 1,35 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm đạt 1.401 USD/tấn, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Hai mặt hàng chủ lực như gạo và thủy sản cũng liên tiếp giảm từ đầu năm tới nay, cụ thể, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2014, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 ước đạt 593 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng qua đạt 6,01 tỷ USD, giảm đến 16,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong 11 tháng đầu năm 2015.
Theo đó, khối lượng hạt điều xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 300 nghìn tấn với 2,18 tỷ USD, tăng 7,3% về khối lượng và tăng 19,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2015 đạt 7.269 USD/tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 11 tháng đầu năm 2015 đạt 3,67 triệu tấn với giá trị 1,18 tỷ USD, tăng 19,3% về khối lượng và tăng 15,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính chiếm tới 89,14% thị phần, tăng 30,79% về khối lượng và tăng 26,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Cũng theo Bộ NN & PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 11 tháng năm 2015 ước đạt 21,15 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm cùng kỳ năm 2014.
Như vậy, trong 11 tháng đầu năm 2015, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 6,26 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm

Khi người dân nhiều vùng nuôi tôm kêu trời không thấu vì dịch bệnh tôm chết liên miên, giá cả lên xuống thất thường, thì những con người thầm lặng thuở nào bám giữ ruộng đồng và nặng tình với con cá có thể ung dung "kê cao gối ngủ". Bởi con cá đồng sau một thời gian chìm nổi đã bắt đầu tìm lại chỗ đứng của mình như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho công khó nhọc của người nông dân.

Hiện tượng nghêu chết đang xảy ra cục bộ tại các hợp tác xã (HTX) nghêu thuộc địa bàn 3 huyện ven biển, mà chưa rõ nguyên do.

Nicki Holmyard - Biên tập viên của SeafoodSource (website về thủy sản) đã có bài viết về cá tra Việt Nam sau chuyến thăm và khảo sát tình hình thực tế Việt Nam do Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) tổ chức để xem xét ngành cá tra đã thay đổi như thế nào thông qua việc tham gia chương trình ASC.

Theo Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thuỷ sản (CASEP), giá tôm nguyên liệu ở Cà Mau tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Giá tôm sú loại 20 con/kg hiện có giá 260.000 đồng/kg, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Loại 30 con/kg giá 170.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 150.000 đồng/kg.

Sau 6 tháng triển khai, đến nay, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Lộc Nga (Lâm Đồng), được thực hiện tại 15 hộ với số lượng 60 kg cá giống, do Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc đã triển khai, đã đem lại hiệu quả khá cao.