11 Loài Hoa Được Chứng Nhận Hoa Đà Lạt

UBND tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho 11 loài hoa, gồm địa lan, cúc, hồng, cẩm chướng, layơn, cát tường, salem, ngàn sao, hồng môn, đồng tiền và lily.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành “Tiêu chuẩn chất lượng, bản đồ vùng sản xuất và kinh doanh hoa salem, ngàn sao, hồng môn, đồng tiền và lily, nâng tổng số loài hoa được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt” lên 11 loại.
Đáng chú ý, 5 loài hoa vừa được gắn nhãn hiệu hoa Đà Lạt bắt buộc phải thẳng đều, cứng cáp, đủ độ già; đảm bảo không côn trùng cắn phá, không sâu bệnh, không gãy đầu hoa, không bị trầy xước... Ngoài ra, chiều cao cành hoa tối đa của 5 loài này cũng được quy định khá chi tiết như: Hoa lily là 130cm, hoa salem 80cm, hoa ngàn sao, hồng môn, đồng tiền cao từ 50 - 60cm.
Nhãn hiệu “Hoa Đà Lạt” của Lâm Đồng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) công nhận vào năm 2012. Sau khi xây dựng quy chế quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, cho đến nay, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho 11 loài hoa, gồm địa lan, cúc, hồng, cẩm chướng, layơn, cát tường, salem, ngàn sao, hồng môn, đồng tiền và lily.
Ngoài ra, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Hoa Đà Lạt” cho khoảng 50 cá nhân, tổ chức chuyên trồng và kinh doanh hoa trên địa bàn TP Đà Lạt và vùng phụ cận.
Có thể bạn quan tâm

Cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp bón phân phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây tiêu. Đồng thời trả lời các thắc mắc của người dân về cách phòng trị bệnh chết nhanh, héo rũ, tuyến trùng rễ, cải tạo đất ở những vườn tiêu bị chết…

Ông Đoàn Sỹ Nhơn, cán bộ khuyến nông-thú y xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 9 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 50 con; tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với 4 hộ nuôi trên 30 con. Thời gian nuôi từ 2 - 3 năm, trọng lượng đạt 400 - 450 kg/con thì xuất chuồng. Nghề nuôi trâu đã giúp các hộ nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Thời điểm này, nhiều cánh đồng lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đã và đang chín rộ. Những ngày qua, nông dân khẩn trương thu hoạch theo phương thức “cuốn chiếu” để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra. Thực tế ở nhiều nơi cho thấy vụ này năng suất lúa đạt rất cao…

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.

Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhưng thực tế cho thấy do dịch bệnh thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Thời gian tới, muốn tạo ra bước đột phá thì đòi hỏi phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp…