11 Loài Hoa Được Chứng Nhận Hoa Đà Lạt

UBND tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho 11 loài hoa, gồm địa lan, cúc, hồng, cẩm chướng, layơn, cát tường, salem, ngàn sao, hồng môn, đồng tiền và lily.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành “Tiêu chuẩn chất lượng, bản đồ vùng sản xuất và kinh doanh hoa salem, ngàn sao, hồng môn, đồng tiền và lily, nâng tổng số loài hoa được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt” lên 11 loại.
Đáng chú ý, 5 loài hoa vừa được gắn nhãn hiệu hoa Đà Lạt bắt buộc phải thẳng đều, cứng cáp, đủ độ già; đảm bảo không côn trùng cắn phá, không sâu bệnh, không gãy đầu hoa, không bị trầy xước... Ngoài ra, chiều cao cành hoa tối đa của 5 loài này cũng được quy định khá chi tiết như: Hoa lily là 130cm, hoa salem 80cm, hoa ngàn sao, hồng môn, đồng tiền cao từ 50 - 60cm.
Nhãn hiệu “Hoa Đà Lạt” của Lâm Đồng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) công nhận vào năm 2012. Sau khi xây dựng quy chế quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, cho đến nay, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho 11 loài hoa, gồm địa lan, cúc, hồng, cẩm chướng, layơn, cát tường, salem, ngàn sao, hồng môn, đồng tiền và lily.
Ngoài ra, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Hoa Đà Lạt” cho khoảng 50 cá nhân, tổ chức chuyên trồng và kinh doanh hoa trên địa bàn TP Đà Lạt và vùng phụ cận.
Có thể bạn quan tâm

Ở xã vùng cao Nghiên Loan, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), trồng cỏ là nghề hái ra tiền.

Anh Đinh Văn Ngọc - thế hệ 9X phát triển thành công nuôi hàu ghép cá thương phẩm, trở thành tấm gương làm giàu cho thanh niên địa phương.

Nông dân tại Ninh Thuận ngày càng ý thức được vai trò của việc sản xuất cây ăn quả theo quy trình kỹ thuật bài bản.

Ở miền núi Thanh Hóa, mô hình trồng cây đậu thiều làm cây chủ để thu cánh kiến đỏ cho thu nhập gấp hàng chục lần trồng rừng, nhưng dân lại chưa mặn mà.

Vùng biển Quảng Ninh có loài rong biển dược tính rất cao, nếu được nuôi trồng để cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị chiết xuất tân dược, sẽ là hướng phát triển