104 ha ngao nuôi bị chết chưa rõ nguyên nhân

Trước đó, vào khoảng ngày 2/7, các hộ nuôi ngao tại xã Sơn Hải, Quỳnh Thọ, Quỳnh Thuận bỗng phát hiện ngao nuôi của gia đình bỗng dưng bị chết hàng loạt, nổi trắng khắp bờ. Trước hiện tượng trên, người dân đã báo lên Phòng NN&PTNT huyện để có giải pháp khắc phục.
Sau khi nhận được nguồn tin, đại diện Phòng NN&PTNT huyện cùng với Cục thú ý, Chi cục thú y tỉnh đã về kiểm tra, lấy mẫu ngao bị chết để xét nghiệm.
Người dân ra bãi xử lý môi trường.
Ngao chết nổi đầy bãi nuôi.
Theo thống kê thiệt hại, khoảng hơn 104 ha ngao nuôi của người dân bị chết tập trung tại vùng nuôi ngao như Quỳnh Thọ, Sơn Hải, Quỳnh Thuận. Trong đó, hộ nuôi ngao bị thiệt hại nhiều nhất là gia đình ông Thái Bá Khang (thiệt hại ngao giống), ông Đồng Như Nguyên (hơn 2 ha ngao chuẩn bị thu hoach, ước tính thiệt hại 600 triệu đồng), ngoài ra còn nhiều hộ khác.
Sau khi kiểm tra, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả bằng cách thu nhặt vỏ ngao, xử lý bãi nuôi, diện tích ngao còn lại cần kiểm tra, theo dõi thường xuyên để nắm bắt tình hình.
Hiện nguyên nhân về hiện tượng ngao chết hàng loạt đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế.

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo (lợn) kết hợp với thả cá đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.

Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.