100% mẫu chè Oloong xuất đi Đài Loan đảm bảo chất lượng

148 mẫu (968 tấn) của 40 công ty sản xuất, chế biến chè Oloong đã được đối tác gửi đi phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để kiểm tra 14 hoạt chất, gồm Acetamiprid, Chlopyryfos Ethyl, Alpha-cypermethrin, Imidacloprid, Detamethrin, Fipronil, Entofenprox, Dinotefuran, Emamectin, Benzoate, Buprofezin, Oxymatrine, Carbendazim, Hexaconazol. Kết quả không có mẫu có dư lượng vượt ngưỡng. Phía khách hàng và chính quyền Đài Loan đã thông báo cho các công ty sản xuất chè của Lâm Đồng về kết quả này.
Trước đó, ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, thời gian qua phía các đối tác Đài Loan đã trả lại khoảng 80 tấn chè đen cho một số công ty sản xuất chè của Lâm Đồng vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, cũng với nguyên nhân trên, có hơn 2.000 tấn chè đen không thể xuất khẩu.
Theo ông Lại Thế Hưng, từ thời điểm giữa năm 2014 đến nay, do ảnh hưởng dư luận về việc chè Lâm Đồng nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dioxin từ phía Đài Loan dẫn đến việc tiêu thụ chè gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng chè đen xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 giảm mạnh. Sản phẩm chè xuất đi nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan) bị kiểm tra khắt khe hơn trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Khi người dân nhiều vùng nuôi tôm kêu trời không thấu vì dịch bệnh tôm chết liên miên, giá cả lên xuống thất thường, thì những con người thầm lặng thuở nào bám giữ ruộng đồng và nặng tình với con cá có thể ung dung "kê cao gối ngủ". Bởi con cá đồng sau một thời gian chìm nổi đã bắt đầu tìm lại chỗ đứng của mình như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho công khó nhọc của người nông dân.

Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho hội viên nông dân và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương.

Thiếu vốn để sản xuất, chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ bất ổn cũng như công tác thông tin, dự báo thị trường còn hạn chế là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản nói chung và sản xuất, tiêu thụ cá tra nói riêng của tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, kết thúc vụ cá ngừ đại dương năm 2012, sản lượng đạt cao nhất từ trước đến nay với hơn 4.000 tấn nhờ người dân chuyển từ nghề câu vàng truyền thống sang câu tay kết hợp đèn pha. Tuy nhiên, chính cách câu này làm giá cá rớt thê thảm.

Điều quan trọng hiện nay là các hộ nuôi và doanh nghiệp cố gắng tập trung vào chất lượng để nâng cao uy tín cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực này.