100.000 Tấn Vải Thiều Bắc Giang Vẫn Sang Trung Quốc

Sở Công thương Bắc Giang vừa có báo cáo tổng kết tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2014. Kết quả khả quan chứ không khó như dư luận lo ngại hồi đầu vụ.
Cụ thể, theo Sở Công thương Bắc Giang, do công tác chuẩn bị tốt, sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của báo chí nên "năm 2014 được đánh giá là năm liên tiếp có sản lượng lớn, giá cao, tiêu thụ thuận lợi, đảm bảo người trồng có lãi, doanh thu lớn”.
Về thị trường tiêu thụ, vải tươi đã được tiêu thụ rộng khắp toàn quốc, trong đó các tỉnh phía Nam tiêu thụ tới 60.000 tấn trên tổng số 90.000 tấn tiêu thụ nội địa và vải ở phía Nam đã bán được với giá khá cao.
Về thị trường xuất khẩu, vải Bắc Giang đã bán được sang Trung Quốc, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... (quả tươi và sấy khô); các nước châu Âu, Nhật Bản (vải thiều chế biến). Trong đó Trung Quốc xuất khẩu được nhiều nhất, gần 100.000 tấn (chiếm 52% tổng sản lượng toàn tỉnh).
Tình hình bán vải sang Trung Quốc cũng “tương đương so với các năm trước”. Tuy nhiên, theo Sở Công thương Bắc Giang, vải thiều chủ yếu vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Tại các cửa khẩu, vải thiều đã bán được giá 7.000-23.000 đồng/kg. Vào thời điểm cuối vụ, giá tăng cao hơn, dao động 14.000-24.000 đồng/kg.
Nhờ sản lượng cao, giá khá tốt nên giá trị sản xuất vải thiều toàn tỉnh năm 2014 đạt khoảng 2.368 tỷ đồng (112,7 triệu USD). Nếu tính tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ (ngân hàng, vận tải, thùng xốp, đá cây, khách sạn... ), tổng doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.068 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, anh Lê Hữu Trường đã bước sang tuổi 34, vậy mà anh vẫn chưa tính đến chuyện lập gia đình. Tìm hiểu mới biết, chàng kỹ sư này đang mải mê làm giàu từ vườn chanh hoa tím cùng với việc nghiên cứu, xử lý và điều trị các loại bệnh trên cây trồng.

Hội nghị kết nối nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giữa TP. Hà Nội và 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng diễn ra tại Phan Thiết vào ngày 18/9/2014. Tại đây, đại diện lãnh đạo Sở Công Thương TP. Hà Nội cho hay, quả thanh long lưu chuyển qua hai chợ đầu mối chủ yếu tại thủ đô để tiêu thụ vào khoảng 130 tấn/ngày.

Nếu sắp tới không mưa nhiều, không gió bão thì vùng cao su ở Đức Linh, Tánh Linh năm nay khả năng trúng mùa. Tuy nhiên, không có tín hiệu nào để người trồng cao su ở đây hy vọng giá mủ sẽ lên (trong thời gian cạo kéo dài) từ nay đến tết.

Đây là cơ hội hiếm có để các địa phương tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng cũng như xúc tiến quảng bá, tiếp cận thị trường Hà Nội đối với sản phẩm lợi thế của từng vùng miền. Tại hội nghị, nhiều đặc sản của 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đã tranh thủ “chào hàng” đến các đơn vị chức năng, doanh nghiệp tại Hà Nội.

Chúng tôi trở lại cơ sở đóng tàu Lộc Minh tại phường Hưng Long (Phan Thiết) vào những ngày đầu tháng 9/2014 tìm hiểu việc vay vốn đóng tàu của ngư dân theo Nghị định 67/2014 có gì trở ngại? Tiếng đục, đẽo lách cách, tiếng cưa máy xè xè đều đặn, tiếng cười nói râm ran…, khiến cho cơ sở đóng tàu Lộc Minh trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết.