100.000 Tấn Vải Thiều Bắc Giang Vẫn Sang Trung Quốc

Sở Công thương Bắc Giang vừa có báo cáo tổng kết tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2014. Kết quả khả quan chứ không khó như dư luận lo ngại hồi đầu vụ.
Cụ thể, theo Sở Công thương Bắc Giang, do công tác chuẩn bị tốt, sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của báo chí nên "năm 2014 được đánh giá là năm liên tiếp có sản lượng lớn, giá cao, tiêu thụ thuận lợi, đảm bảo người trồng có lãi, doanh thu lớn”.
Về thị trường tiêu thụ, vải tươi đã được tiêu thụ rộng khắp toàn quốc, trong đó các tỉnh phía Nam tiêu thụ tới 60.000 tấn trên tổng số 90.000 tấn tiêu thụ nội địa và vải ở phía Nam đã bán được với giá khá cao.
Về thị trường xuất khẩu, vải Bắc Giang đã bán được sang Trung Quốc, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... (quả tươi và sấy khô); các nước châu Âu, Nhật Bản (vải thiều chế biến). Trong đó Trung Quốc xuất khẩu được nhiều nhất, gần 100.000 tấn (chiếm 52% tổng sản lượng toàn tỉnh).
Tình hình bán vải sang Trung Quốc cũng “tương đương so với các năm trước”. Tuy nhiên, theo Sở Công thương Bắc Giang, vải thiều chủ yếu vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Tại các cửa khẩu, vải thiều đã bán được giá 7.000-23.000 đồng/kg. Vào thời điểm cuối vụ, giá tăng cao hơn, dao động 14.000-24.000 đồng/kg.
Nhờ sản lượng cao, giá khá tốt nên giá trị sản xuất vải thiều toàn tỉnh năm 2014 đạt khoảng 2.368 tỷ đồng (112,7 triệu USD). Nếu tính tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ (ngân hàng, vận tải, thùng xốp, đá cây, khách sạn... ), tổng doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.068 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là Phan Hồng Phúc (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận - An Giang) từng phạm tội “chứa mại dâm có tổ chức” và bị phạt tù giam. Khi trở về với gia đình, anh dốc sức làm ăn và thành công với mô hình nuôi cá chình, được UBND huyện Thoại Sơn và UBND tỉnh An Giang khen thưởng về thành tích “sản xuất và kinh doanh giỏi” nhiều năm liền.

Thời gian gần đây, những người nuôi thỏ đang vui mừng trước thông tin có một công ty của Nhật sẽ thu mua thỏ nguyên liệu về làm dược phẩm với số lượng lớn và giá cả ổn định. Trước cơ hội này, nhiều nông dân muốn bắt tay vào nuôi hoặc mở rộng đầu tư quy mô lớn.

Hải Dương là một xã vùng cát ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với các đặc điểm là đất cát và đồng bằng, cùng với lũ lụt, hạn hán, và nhiễm mặn là những mối đe dọa thường xuyên trên địa bàn.

Được sự ủng hộ của gia đình và người thân, năm 2013 anh Trần Cao Khải, thôn Hương Đà, xã Thiện Kế (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) nhận thầu gần 2ha đất nông nghiệp của Công ty TNHH một thành viên nông-công nghiệp Tam Đảo để đầu tư xây dựng trên 3.000m2 nhà lưới trồng hoa lan, diện tích đất còn lại anh trồng cây Đinh lăng, một loại cây dược liệu được sử dụng trong nhiều sản phẩm nam dược.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 3.896ha diện tích xoài cát Hòa Lộc, tập trung ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, TP.Vị Thanh. Theo đó, nông dân sản xuất 2 vụ xoài/năm: vụ chính từ tháng 8 đến 12, vụ nghịch từ tháng 1 đến 5.