10 Tỉnh Có Dịch Cúm Gia Cầm

Tính đến ngày 16/2, cả nước có 10 tỉnh: Quảng Ngãi, Nam Định, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Long An, Đắc Lắc, Phú Yên và Lào Cai có dịch cúm gia cầm.
Ngày 16/2, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) thông tin, các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 15 hộ chăn nuôi ở 5 thôn thuộc 3 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai gồm thị trấn Phố Lu, xã Xuân Giao và xã Thái Niên làm 6.813 con gia cầm mắc bệnh, chết 206 con, tiêu huỷ 6.607 con.
Trong ngày 15/2, tại tỉnh Phú Yên cũng đã xuất hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm tại xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa làm 2.000 con gia cầm mắc bệnh, chết 1.100 con và tiêu hủy 900 con. Như vậy, tính đến ngày 16/2, cả nước có 10 tỉnh: Quảng Ngãi, Nam Định, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Long An, Đắc Lắc, Phú Yên và Lào Cai có dịch cúm gia cầm.
Hiện Cục Thú y đã cử 15 đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương. Đồng thời, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người”. Mục tiêu của Kế hoạch là giảm thiểu nguy cơ virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam qua hoạt động nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Khoai mì tuột giá, nông dân lại lo lắng. Vụ mì năm trước có giá khá cao nên nhiều người không ngần ngại tăng vốn đầu tư, thuê thêm đất để trồng mì. Nhưng hiện tại, người trồng mì đang “mất ăn mất ngủ” vì giá mì xuống thấp, nguy cơ lỗ vốn đã hiện ra trước mắt.

Những ngày gần đây giá tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đã tăng trở lại. Tại Bạc Liêu, giá thu mua tôm chân trắng loại 60 con/kg giá 116 nghìn đồng/kg, tôm loại 70 con/kg giá 112.000 đồng/kg, tôm loại 90 con/kg giá 100 nghìn đồng/kg..., bình quân tăng 10-20 nghìn đồng/kg so thời điểm đầu tháng 6/2014.

Tại các xã vùng biển của huyện Nga Sơn, hiện tượng nước mặn xâm nhập thường xuyên diễn ra nên một số diện tích cói ở các xã: Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến trong đê Ngự Hàm 3 và ở triền sông Lèn; đất ngoài đê xã Nga Điền ảnh hưởng của đắp đập tạm sông Càn nên thiếu nước tưới, khó khăn cho sản xuất, năng suất không cao, diện tích đất bị hoang hóa có nguy cơ mở rộng...

Ông Phạm Đồng Quảng - Phụ trách Cục Trồng trọt cho biết, trong 6 tháng đầu năm, diện tích cao su chặt thanh lý và chuyển đổi trên cả nước là 3.856 ha, trong đó có 3.123 cao su già cỗi hoặc bị bão không phục hồi được phải chặt để tái canh.

Hiện các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống thủy sản ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm thủy sản của huyện. 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng thủy sản ước đạt 1.150 tấn.