Nhiều Hộ Dân Trắng Tay Vì Cá Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân

Trong 2 ngày 12 và 13/6, 4 hộ nuôi cá ở xã Xuân Yên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) bị trắng tay vì cá trong hồ bỗng dưng chết hàng loạt mà chưa rõ nguyên nhân.
Ông Thời, một trong 4 hộ dân cho biết: Trước đó, cá trong ao của ông vẫn bình thường. Sáng ngày 12, khi ngủ dậy thì thấy cá chết trắng ao; đến ngày 13/6 thì toàn bộ cá trong ao đã bị chết hết. Ước tính thiệt hại có thể tới vài chục triệu dồng.
Theo tìm hiểu, đây là diện tích ao hồ của Quân khu IV cho 4 hộ: Hoàng Văn Bin, Phạm Văn Thời, Hoàng Văn Mai và Hoàng Văn Thới nhận nuôi với diện tích hơn 1.500m2.
Tại hồ cá của những hộ dân này, hàng ngàn con cá rô phi, cá chép chết trắng bụng, đang phân hủy, mùi hôi thối xông lên nồng nặc.
“Trước đây, cá cũng có chết nhưng chỉ có vài con. Năm nay thì 7 yến cá giống sắp đến thời kỳ thu hoạch bỗng chết hàng loạt. Vậy là đã mất sạch vốn lại còn phải bỏ tiền thuê người vớt cá chết đi chôn” - ông Bin ngao ngán.
Theo phỏng đoán của những người dân nơi đây thì nguyên nhân cá chết là do nguồn nước bị ô nhiễm.
Ông Phan Văn Lịch – Chủ tịch UBND xã Xuân Yên cho biết: “Sau khi nhận được thông tin từ người dân, chính quyền địa phương cũng đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra, xử lý, báo cáo lên huyện. Cán bộ Phòng TN&MT cũng đã xuống làm việc nhưng vẫn chưa biết nguyên nhân cá chết”.
Có thể bạn quan tâm

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công diện số 16/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.