10 Ngày Qua, Hoa Quả Trung Quốc Không Nhập Vào Lạng Sơn

Đã 10 ngày nay, tại cửa khẩu Tân Thanh, không có lô hàng hoa quả nào nhập vào Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật vùng 7 cho biết.
Bà Hà cho rằng, nguyên nhân có thể do thời vụ bên phía bạn và hoa quả tươi của ta dạo này nhiều, rẻ, ngon.
Về thông tin 270 tấn rau quả Trung Quốc nhiễm độc tuồn sang Việt Nam, sau đó Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có thông báo gửi Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc và Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc trả lời, bà Hà cho biết, 17 lô hàng này được tổng hợp từ các chi cục trên toàn quốc từ năm 2013.
Sau khi phân tích, tìm hiểu, mới đây, các ngành chức năng có phản ứng kể trên yêu cầu Trung Quốc có biện pháp khắc phục. Số hàng trên gồm các loại nho, chanh, hồng quả, cam, táo, quýt tươi, cà rốt, củ cải trắng.
Theo bà Hà, thời gian qua, Chi cục Bảo vệ thực vật vùng 7 thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không để lô hàng nào có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép “vượt rào”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện các hộ nuôi đang tập trung tận thu các sản phẩm thủy sản, chuẩn bị vật tư thiết bị cải tạo ao đầm phục vụ cho vụ nuôi xuân hè. Các trại, cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm theo dõi diễn biến của thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho đàn thủy sản bố mẹ, giống và con nuôi thương phẩm.

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.