1 kg ổi không mua nổi ly trà đá

Thậm chí thương lái không thèm mua, ổi chín rụng đầy gốc, khiến nhiều nhà vườn thua lỗ.
Hiện tại 2 địa phương có diện tích ổi khá lớn là Đồng Tháp và Sóc Trăng đang đối mặt với cảnh ổi đến ngày thu hoạch mà không bán được.
Ông Trần Văn Thơm, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: Với giá thương lái thu mua như hiện nay, không cắt ổi bán thì cũng chết mà cắt bán thì còn lỗ thêm tiền thuê nhân công. Bởi giá thành 1kg ổi bây giờ khoảng 2.600đ, mà giá bán chỉ có mấy trăm đồng.
Theo nhận định của ngành nông nghiệp địa phương, diện tích ổi phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây.
Ổi là loại cây dễ trồng, đặc biệt chi phí đầu tư thấp lại cho thu hoạch nhiều vụ trong năm, do đó được nhiều nhà vườn chọn là cây trồng phát triển kinh tế nông hộ.
Tuy nhiên, do nông dân phát triển quá nhanh, nên gần đây cứ vào khoảng tháng 4 - 7 là giá ổi xuống thấp kỷ lục.
Có thể bạn quan tâm

Sau bước đầu nuôi thí điểm thành công giống cá tầm xứ lạnh của Nga, giờ đây người dân khu vực Tr’Lêê (thôn Agrồng, xã A Tiêng, Tây Giang - Quảng Nam) đã bắt đầu hưởng lợi từ mô hình này, mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng cao.

Năm 2013, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm KN-KN Bắc Ninh đã triển khai mô hình phát triển chăn nuôi vịt đẻ hướng thịt ATSH.

Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.

Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công (Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã được Công ty TNHH San Hà (Tp. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà ta “Gò Công” chăn nuôi theo quy trình an toàn với giá 60.000 đồng/kg đối với gà trống và 75.000 đồng/kg đối với gà mái. Với mức giá trên, hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta Gò Công sẽ thu lãi 30 triệu đồng sau chu kỳ 3 tháng nuôi.

Tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm gần 190 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2012-2013 trên địa bàn huyện Chư Pah (Gia Lai) bị hạn; trong đó 30 ha bị mất trắng, số còn lại đang dần phục hồi. Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah - ông Phạm Minh Châu, diện tích cây trồng bị hạn vụ sản xuất năm nay giảm nhiều so với năm 2010 trở về trước.