Hàng Chục Ngàn Tấn Sò Lông Đến Kỳ Thu Hoạch Nhưng Chưa Được Khai Thác Ở Kiên Giang

Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.
Theo ông Trịnh Văn Mịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình An, huyện Kiên Lương, toàn huyện hiện có hơn 500 ha quy hoạch nuôi sò lông, trong đó xã Bình An trên 300 ha. Trước đây, sò lông được nhiều hộ ngư dân chọn nuôi do hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với nhiều loài thủy sản khác. Sản phẩm sò lông được thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh, giá bán khá cao, năm 2012, bình quân trên dưới 10.000 đồng/kg nên phần lớn người nuôi sò lãi từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng mỗi hộ. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 đến nay, sản phẩm sò lông không tìm được đầu ra mà theo nhiều người nuôi sò ở Kiên Lương do thị trường nước ngoài, nhất là thị trường Trung Quốc không "ăn sò", thương lái không mua để chế biến xuất khẩu như trước.
Anh Tấn Dũng, một hộ nuôi sò lông ở ấp Hòn Chông, xã Bình An, cho biết: "Hưởng ứng chủ trương của huyện nuôi sò lông xuất khẩu, tháng 4-2012, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư khoảng 7 tỉ đồng thuê 200 ha mặt nước biển và mua con giống thả nuôi. Hiện nay, con sò lông đến giai đoạn thu hoạch, năng suất trên dưới 30 tấn/ha, nhưng giá thị trường sụt giảm gần 50%, chỉ còn 6.000 - 6.500 đồng/kg và điều gay go nhất là không có thương lái mua". Anh Dũng cho biết thêm, nếu "thuận buồm xuôi gió", không gặp trở ngại trong khâu tiêu thụ, giá cả vẫn giữ ở mức 10.000 đồng/kg như trước vụ thả giống thì vụ sò này anh thu về khoảng 60 tỉ đồng, trừ các khoản chi phí đầu tư lợi nhuận hơn 60%. Vụ sò năm nay coi như thua lỗ nặng, những hộ dân nuôi sò ở đây chỉ hy vọng thu hồi được vốn đầu tư sản xuất.
Nóng ruột trước nguy cơ vốn liếng, công sức đầu tư nuôi sò lông "trôi sông, trôi biển", nhiều hộ nuôi khai thác thu hoạch sò đem bán ở các chợ, nhưng lượng tiêu thụ cũng chỉ ở mức 2 - 3 tấn/ngày. Trong khi đó, với sản lượng sò hàng chục ngàn tấn tồn đọng như hiện nay thì việc đưa sò ra bán ở chợ là rất chậm, chẳng thấm vào đâu, chỉ giải quyết tình thế khó khăn trước mắt và khó có thể thu hồi vốn.
Có thể bạn quan tâm

Ổn định diện tích cây ăn quả, tập trung cải tạo vườn tạp, đưa giống mới năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất - Đó là hướng phát triển cây ăn quả ở Mường La (Sơn La) trong những năm gần đây, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) hiện có 71ha đất liếp được nông dân trồng chuyên canh mãng cầu xiêm, trong đó có 28ha trồng mới, số còn lại đang trong giai đoạn cho trái. Trồng mãng cầu nhẹ chi phí và công chăm sóc nhưng thu nhập khá cao.

Với tổng diện tích tự nhiên gần 2.092 ha, trong đó có gần 1.457 ha đất nông nghiệp, An Hải là một trong 3 xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Từ thực tế sản xuất, Ban Phát triển xã và người dân các thôn đã lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên vì người nghèo, trong đó đáng chú ý là chuỗi giá trị nho, cây trồng thế mạnh của địa phương.
Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) trồng hơn 100ha măng cụt. Nếu như thời điểm thu hoạch rộ măng cụt giảm mạnh có lúc 20.000 đồng/kg, giảm hơn phân nửa so với đầu vụ thì hiện nay giá tăng trở lại.

Tân Lập, một thôn của xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng xưa nay có truyền thống trồng rau thương phẩm. Không chỉ dừng lại ở những cây rau truyền thống ven sông Đa Nhim như cà chua, ớt sừng hay cải thảo, bà con Tân Lập còn cung cấp cho thị trường các loại rau thơm. Và Tổ hợp tác Chính Nghĩa, nơi tập trung những người trồng rau thơm đã đồng hành cùng bà con, giúp diện tích rau thơm ở đây ngày càng mở rộng.