Đổi đời nhờ nuôi ếch giống

Anh Lợi cho biết, hai vợ chồng anh cùng quê Sóc Trăng. Gia cảnh hai bên đều nghèo khó nên khi đến với nhau, cả hai chỉ có đôi bàn tay trắng. Hai vợ chồng phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống.
Sau thời gian đi làm thuê cho một chủ trại ếch, hai vợ chồng quyết chí đi xa lập nghiệp. “Không lẽ mình làm thuê làm mướn cả đời, được đồng nào xài hết đồng ấy.
Rồi còn con còn cái, cứ làm thuê mãi như thế thì mai sau nó cũng khổ như mình. Thôi thì phải liều một phen, may ra thoát cảnh nghèo khó”, anh Lợi bộc bạch.
Năm 2011, từ Sóc Trăng, vợ chồng anh Lợi đến ấp Sóc Lào, xã Đôn Thuận (huyện Trảng Bàng) thuê đất mở trại ếch giống từ chút vốn liếng dành dụm và vay mượn được. Ban đầu vốn ít nên hai người thuê miếng đất nhỏ, làm vài ao nuôi ếch.
Nhờ kinh nghiệm tích lũy được và sự chăm chỉ, cần cù, ếch nuôi phát triển tốt, cho nhiều trứng. Hai vợ chồng bán trứng ếch và nòng nọc cho những hộ có nhu cầu nuôi ếch giống ở Tây Ninh và miền Tây, nhiều nhất là ở Đồng Tháp.
Chỉ sau 3 năm, trại ếch của vợ chồng anh Lợi mở rộng quy mô lên đến nửa ha. Toàn bộ ao chuồng được đầu tư bài bản, lót chống thấm, lắp hệ thống cấp - thoát nước…
Đáng nói là từ chút vốn liếng ban đầu, hiện vợ chồng anh Lợi đã mua luôn nửa ha đất đang làm trại ếch và mua một số đất ở nơi khác. Mỗi năm, thu nhập từ ếch giống của hai vợ chồng anh Lợi khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Bùi Văn Nhung- Chủ tịch UBND xã Đôn Thuận cho biết, anh Lợi được xem là người đầu tiên phát triển nghề nuôi ếch thịt, ếch giống ở xã.
Từ mô hình nuôi ếch hiệu quả này, nhiều người khác cũng mở trại ếch ở ấp Sóc Lào. Dù quy mô các trại ếch cũng như hiệu quả kinh tế không bằng trại của anh Lợi nhưng đã giúp nhiều hộ thoát nghèo từ nghề này.
Có thể bạn quan tâm

5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trên các làng quê tỉnh Quảng Nam. Từ chỗ cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đến nay nhiều xã đã được đầu tư khá đồng bộ, mức sống của người dân nâng lên rõ rệt.

Ngày 10.11, Quốc hội đã dành gần 1 ngày để thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh (NLTQD), giai đoạn 2004-2014.

Tại Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 15 - Agroviet 2015 khai mạc tại Hà Nội hôm 7.11, gian hàng của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã thu hút được sự chú ý của nhiều bà con nông dân tham gia góp ý kiến.

Năm 2015, một số hộ nông dân ở thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, sau khi thanh lý vườn cao su già cỗi để chuyển sang loại cây trồng khác đã tận dụng trồng dưa leo. Hiệu quả từ loại cây ngắn ngày này đã mang lại nguồn thu không nhỏ nhờ năng suất cao, dễ tiêu thụ.

“Chăn nuôi bò công nghiệp cần 8-10 năm để chuẩn bị”. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại tọa đàm về phát triển ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Hiệp hội Thịt và Gia súc Australia (MLA) tổ chức ngày 9.11 tại Hà Nội.