Đổi đời nhờ nuôi ếch giống

Anh Lợi cho biết, hai vợ chồng anh cùng quê Sóc Trăng. Gia cảnh hai bên đều nghèo khó nên khi đến với nhau, cả hai chỉ có đôi bàn tay trắng. Hai vợ chồng phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống.
Sau thời gian đi làm thuê cho một chủ trại ếch, hai vợ chồng quyết chí đi xa lập nghiệp. “Không lẽ mình làm thuê làm mướn cả đời, được đồng nào xài hết đồng ấy.
Rồi còn con còn cái, cứ làm thuê mãi như thế thì mai sau nó cũng khổ như mình. Thôi thì phải liều một phen, may ra thoát cảnh nghèo khó”, anh Lợi bộc bạch.
Năm 2011, từ Sóc Trăng, vợ chồng anh Lợi đến ấp Sóc Lào, xã Đôn Thuận (huyện Trảng Bàng) thuê đất mở trại ếch giống từ chút vốn liếng dành dụm và vay mượn được. Ban đầu vốn ít nên hai người thuê miếng đất nhỏ, làm vài ao nuôi ếch.
Nhờ kinh nghiệm tích lũy được và sự chăm chỉ, cần cù, ếch nuôi phát triển tốt, cho nhiều trứng. Hai vợ chồng bán trứng ếch và nòng nọc cho những hộ có nhu cầu nuôi ếch giống ở Tây Ninh và miền Tây, nhiều nhất là ở Đồng Tháp.
Chỉ sau 3 năm, trại ếch của vợ chồng anh Lợi mở rộng quy mô lên đến nửa ha. Toàn bộ ao chuồng được đầu tư bài bản, lót chống thấm, lắp hệ thống cấp - thoát nước…
Đáng nói là từ chút vốn liếng ban đầu, hiện vợ chồng anh Lợi đã mua luôn nửa ha đất đang làm trại ếch và mua một số đất ở nơi khác. Mỗi năm, thu nhập từ ếch giống của hai vợ chồng anh Lợi khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Bùi Văn Nhung- Chủ tịch UBND xã Đôn Thuận cho biết, anh Lợi được xem là người đầu tiên phát triển nghề nuôi ếch thịt, ếch giống ở xã.
Từ mô hình nuôi ếch hiệu quả này, nhiều người khác cũng mở trại ếch ở ấp Sóc Lào. Dù quy mô các trại ếch cũng như hiệu quả kinh tế không bằng trại của anh Lợi nhưng đã giúp nhiều hộ thoát nghèo từ nghề này.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi gà bằng thảo dược của Câu lạc bộ chăn nuôi gà Ri mầu Phượng Hoàng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sẽ được nhân rộng

Anh Hoàng Văn Dũng là người chủ động chuyển đổi nhiều loại cây trồng, người đầu tiên đưa mô hình cây ăn quả về thôn, bước đầu cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Ông Nguyễn Minh Quang đã rất thành công trong việc nuôi chim bồ câu cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa, nắng, trồng nấm rơm trong nhà có thể làm từ 6 - 8 vụ/năm, rơm nguyên liệu giảm, năng suất tăng nên hiệu quả kinh cao

Sau 3 năm quăng quật với cát, cô gái trẻ đã biến vùng đất bạc màu thành một trang trại hữu cơ “siêu sạch" ,mỗi năm thu lãi đều đặn hàng trăm triệu đồng