Yêu Cây, Cây Cho Hàng Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm

Sở hữu gần 400 chậu cây cảnh, mỗi năm ông Lê Quang Thạo, thôn Kim Sơn, thị trấn Vôi, Bắc Giang có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Quanh năm gắn bó với đồng ruộng, làm bạn với cây lúa, cây ngô, vì say mê cây cảnh, năm 2010, ông Lê Quang Thạo đã có một quyết định mạo hiểm: Thế chấp nhà, vay ngân hàng một số tiền lớn để đầu tư vào cây cảnh. “Thú thật, giờ nghĩ lại tôi cũng thấy mình liều. Thứ tôi có trong tay lúc đó chỉ là niềm đam mê”- ông Thạo nhớ lại.
Với hơn 3 sào vườn, hiện, ông Thạo đang sở hữu gần 400 cây cảnh sanh, si, sảng, duối, tùng… Để tiết kiệm chi phí, ông lặn lội đi nhiều nơi tìm hoặc mua những cây dáng đẹp, có tiềm năng tạo ra những kiểu dáng độc đáo.
Ông tìm đọc các tài liệu về kỹ thuật cắt tỉa, tạo dáng cho cây cảnh. Chỉ 3 chậu cây đặt ngay ở lối đi vào vườn, ông Thạo cười: “Đây là cây tùng cối với các thế Thác đổ, Trực văn nhân và thế Trực hoành. Làm cây cảnh cũng như làm nghệ thuật, phải biết sáng tạo, phải biết thổi hồn cho mỗi chậu cây. Nếu cây nào cũng làm theo khuôn mẫu thì khó có thể làm ra một tác phẩm đẹp…”.
Ông còn tự tay đúc ra những chậu trồng cây cảnh theo kiểu dáng, hoa văn riêng. Tùy theo hình dáng, kích thước, giá mỗi chậu khoảng từ 50 nghìn đến 2 triệu đồng. Tính riêng thu nhập từ bán chậu, có tháng ông thu về hơn 10 triệu đồng.
Từ năm 2010 đến nay, ông đã có gần 1.000 tác phẩm cây được đem bán. Mỗi cây có giá từ 500.000 đến 3 triệu đồng, có cây bán được hàng chục triệu đồng. Ông ít khi phải mang cây ra chợ bán vì đa phần khách đều tìm đến tận nhà mua.
Tại Đại hội sinh vật cảnh huyện Lạng Giang lần thứ V vừa qua, 2 tác phẩm của ông là: Cây Me và cây Sanh cổ đã vinh dự nhận giải Vàng và Bạc.
Hiện, ông là Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị trấn Vôi; chủ nhiệm CLB Cây cảnh nghệ thuật Xương Giang và là thành viên tích cực của Diễn đàn Cây cảnh Việt Nam – Hội Bonsai Việt Nam và quốc tế.
Bà con muốn tìm hiểu kỹ thuật làm cây cảnh liên hệ với ông Thạo theo số điện thoại 0986.081399.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.

Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra, giá tôm giảm mạnh nhiều tháng liền. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống… nuôi tôm tăng mạnh dẫn đến diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2014.

Cư vào mùa này vào thời điểm thủy triều xuống ngư dân lại tìm đến nghề cào chem chép. Một ký chem chép sau khi cào xong, đóng bao bán cho các đầu nậu 1500 đồng/kg. Các đầu nậu cân lại cho các cơ sở nuôi tôm hùm, cá bóp vì chem chép sữa là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các hải đặc sản giá trị như tôm hùm, cá mú, cá bóp...
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.