Yêu Cây, Cây Cho Hàng Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm

Sở hữu gần 400 chậu cây cảnh, mỗi năm ông Lê Quang Thạo, thôn Kim Sơn, thị trấn Vôi, Bắc Giang có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Quanh năm gắn bó với đồng ruộng, làm bạn với cây lúa, cây ngô, vì say mê cây cảnh, năm 2010, ông Lê Quang Thạo đã có một quyết định mạo hiểm: Thế chấp nhà, vay ngân hàng một số tiền lớn để đầu tư vào cây cảnh. “Thú thật, giờ nghĩ lại tôi cũng thấy mình liều. Thứ tôi có trong tay lúc đó chỉ là niềm đam mê”- ông Thạo nhớ lại.
Với hơn 3 sào vườn, hiện, ông Thạo đang sở hữu gần 400 cây cảnh sanh, si, sảng, duối, tùng… Để tiết kiệm chi phí, ông lặn lội đi nhiều nơi tìm hoặc mua những cây dáng đẹp, có tiềm năng tạo ra những kiểu dáng độc đáo.
Ông tìm đọc các tài liệu về kỹ thuật cắt tỉa, tạo dáng cho cây cảnh. Chỉ 3 chậu cây đặt ngay ở lối đi vào vườn, ông Thạo cười: “Đây là cây tùng cối với các thế Thác đổ, Trực văn nhân và thế Trực hoành. Làm cây cảnh cũng như làm nghệ thuật, phải biết sáng tạo, phải biết thổi hồn cho mỗi chậu cây. Nếu cây nào cũng làm theo khuôn mẫu thì khó có thể làm ra một tác phẩm đẹp…”.
Ông còn tự tay đúc ra những chậu trồng cây cảnh theo kiểu dáng, hoa văn riêng. Tùy theo hình dáng, kích thước, giá mỗi chậu khoảng từ 50 nghìn đến 2 triệu đồng. Tính riêng thu nhập từ bán chậu, có tháng ông thu về hơn 10 triệu đồng.
Từ năm 2010 đến nay, ông đã có gần 1.000 tác phẩm cây được đem bán. Mỗi cây có giá từ 500.000 đến 3 triệu đồng, có cây bán được hàng chục triệu đồng. Ông ít khi phải mang cây ra chợ bán vì đa phần khách đều tìm đến tận nhà mua.
Tại Đại hội sinh vật cảnh huyện Lạng Giang lần thứ V vừa qua, 2 tác phẩm của ông là: Cây Me và cây Sanh cổ đã vinh dự nhận giải Vàng và Bạc.
Hiện, ông là Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị trấn Vôi; chủ nhiệm CLB Cây cảnh nghệ thuật Xương Giang và là thành viên tích cực của Diễn đàn Cây cảnh Việt Nam – Hội Bonsai Việt Nam và quốc tế.
Bà con muốn tìm hiểu kỹ thuật làm cây cảnh liên hệ với ông Thạo theo số điện thoại 0986.081399.
Có thể bạn quan tâm

Đây là 2 mô hình được Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai theo Đề án phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao của TP. Được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội, HTX hoa, quả Xuân Mai và Hội Nông dân thị trấn Xuân Mai đã xây dựng thành công nhãn hiệu "Bưởi Chương Mỹ"; HTX Nông nghiệp xã Kim An xây dựng thành công nhãn hiệu "Cam đường Kim An".

Những năm gần đây, mít Thái được bà con nông dân huyện Chơn Thành (Bình Phước) đưa vào trồng nhiều do dễ trồng, chăm sóc và khoảng 2,5 năm cho thu hoạch. Những năm trước, mít Thái đã giúp nông dân xóa đói và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, mùa thu hoạch năm 2014, đến thời điểm này, thị trường mít rớt giá quá mạnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, làm cho bà con nông dân điêu đứng, dở khóc, dở mếu.

Về vùng chuyên canh thanh long trong những ngày này vào ban đêm, gần như đến nơi nào chúng tôi cũng thấy ánh đèn điện sáng choang phát ra từ những vườn thanh long làm rực sáng cả vùng quê. Hỏi ra mới biết, thời điểm này, nông dân đang tập trung xông đèn xử lý thanh long cho trái nghịch vụ.

“Ai cũng nói Lục Ngạn được trời phú cho chất đất hiếm nơi nào có. Vườn rộng mà không làm nên cơm cháo gì thì thật lãng phí. Vì thế tôi đã dồn hết tâm huyết vào chăm cây có múi để có hướng đi của riêng mình”. Anh Lưu Văn Sáng, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mở đầu câu chuyện về nghề làm vườn với chúng tôi như thế.

Ngày 24-12, tại UBND thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã đến khảo sát và làm việc với Hợp tác xã (HTX) xoài Bảy Ngàn để xây dựng nhãn hiệu tập thể. Tại đây, HTX đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục và gợi ý các mẫu logo nhãn hiệu xoài. Theo đó, HTX đã thống nhất chọn tên nhãn hiệu tập thể là Xoài cát Bảy Ngàn.