Yêu cầu bỏ 31 loại phí, lệ phí kiểm dịch thú y

Theo công văn này, Bộ NNPTNT đề nghị Bộ Tài Chính bãi bỏ 14 mục thu lệ phí quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 04/2012/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 04) ngày 5-1-2012 và 17 loại phí trong cùng Thông tư.
Trong công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT chỉ yêu cầu giữ lại một số loại phí trong công tác thú ý, như các loại phí kiểm tra thực trạng hàng hoá đối với sản phẩm động vật, thuỷ sản đông lạnh; sản phẩm động vật, thuỷ sản qua phơi, sấy; sản phẩm động vật thuỷ sản dạng lỏng, sệt; và các loại sản phẩm động vật thuỷ sản khác.
Trước đó, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát ngày 11-6, Đại biểu Đỗ Văn Đương TPHCM đề nghị bộ trưởng làm rõ thông tin mà các cử tri nói, đó là một con gà thịt chịu 14 loại phí kiểm dịch khác nhau. “Nếu đúng như vậy thì sẽ gây ra rất nhiều chi phí về lưu thông và (phải có) giải pháp khắc phục,” ông Đương nói.
Thông tin này có được khi ông Đương tiếp xúc với cử trị là đại diện của công ty Vissan. Trả lời chất vấn của Đại biểu Đương, ông Phát đề nghị Bộ Tài Chính cho dừng thông tư nêu trên vì Bộ NNPTNT không phải là đơn vị ban hành nên không có quyền hủy bỏ thông tư này.
Theo công văn của Bộ NNPTNT, 14 mục thu lệ phí hiện hành bao gồm: Cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển; bỏ nội dung thu lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập; giấy chứng nhận bệnh phẩm; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển qua bưu điện, hàng mang theo người (không phụ thuộc số lượng, chủng loại).
Ngoài ra còn có các loại lệ phí cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch do khách hàng yêu cầu; cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật để bốc xếp; cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y; cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; cấp giấy phép thay đổi nội dung đơn hàng nhập khẩu thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn xét nghiệm bệnh động vật (đối với 1 loại bệnh, thời hạn 2 năm).
Lệ phí cũng được thu đối với việc cấp giấy chứng nhận mậu dịch tự do (FSC) để xuất khẩu; cấp giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (cấp mới, gia hạn); cấp giấy chứng nhận sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép lưu hành thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (quy cách đóng gói), thay đổi nhãn sản phẩm, bao bì; cấp giấy chứng nhận chất lượng thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản.
Trong khi đó, 17 loại phí bao gồm: 4 mục thu phí phòng chống dịch bệnh cho động vật (phí vệ sinh khử trùng, phí xử lý các chất phế thải động vật...) và bỏ 13 mục thu phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư 04.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10-11, tại TP.HCM, Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam phối hợp với Hiệp hội bán lẻ giày Hoa Kì (FDRA) tổ chức hội nghị “Nâng cao năng lực kinh doanh, xuất khẩu của các DN da giày Việt Nam”.

Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT), năm 2014 tình hình nuôi trồng thủy sản của các địa phương trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều thuận lợi. Tổng diện tích nuôi trong toàn tỉnh: 7,852ha. Trong quý III, vụ nuôi chính trong năm, các địa phương đã thả nuôi trên diện tích 6.434ha.

Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định. Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất thải từ chăn nuôi thải ra môi trường ngày càng nhiều. Hiện nay, việc ứng dụng xây hầm biogas vào chăn nuôi nhằm xử lý triệt để nguồn chất thải, tiết kiệm chi phí tiền mua khí đốt, góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt khu vực đông dân cư đang được một số địa phương thực hiện, mang lại hiệu quả.

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nạn đánh bắt mang tính hủy diệt NLTS vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai diễn ra khá phức tạp. Trên 50 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý từ đầu năm đến nay, tịch thu và tiêu hủy 250 cheo lừ xếp mắt lưới nhỏ, 50 bộ kích điện, xử phạt hành chính trên 140 triệu đồng là con số đáng báo động.