Yêu cầu bỏ 31 loại phí, lệ phí kiểm dịch thú y

Theo công văn này, Bộ NNPTNT đề nghị Bộ Tài Chính bãi bỏ 14 mục thu lệ phí quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 04/2012/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 04) ngày 5-1-2012 và 17 loại phí trong cùng Thông tư.
Trong công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT chỉ yêu cầu giữ lại một số loại phí trong công tác thú ý, như các loại phí kiểm tra thực trạng hàng hoá đối với sản phẩm động vật, thuỷ sản đông lạnh; sản phẩm động vật, thuỷ sản qua phơi, sấy; sản phẩm động vật thuỷ sản dạng lỏng, sệt; và các loại sản phẩm động vật thuỷ sản khác.
Trước đó, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát ngày 11-6, Đại biểu Đỗ Văn Đương TPHCM đề nghị bộ trưởng làm rõ thông tin mà các cử tri nói, đó là một con gà thịt chịu 14 loại phí kiểm dịch khác nhau. “Nếu đúng như vậy thì sẽ gây ra rất nhiều chi phí về lưu thông và (phải có) giải pháp khắc phục,” ông Đương nói.
Thông tin này có được khi ông Đương tiếp xúc với cử trị là đại diện của công ty Vissan. Trả lời chất vấn của Đại biểu Đương, ông Phát đề nghị Bộ Tài Chính cho dừng thông tư nêu trên vì Bộ NNPTNT không phải là đơn vị ban hành nên không có quyền hủy bỏ thông tư này.
Theo công văn của Bộ NNPTNT, 14 mục thu lệ phí hiện hành bao gồm: Cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển; bỏ nội dung thu lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập; giấy chứng nhận bệnh phẩm; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển qua bưu điện, hàng mang theo người (không phụ thuộc số lượng, chủng loại).
Ngoài ra còn có các loại lệ phí cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch do khách hàng yêu cầu; cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật để bốc xếp; cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y; cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; cấp giấy phép thay đổi nội dung đơn hàng nhập khẩu thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn xét nghiệm bệnh động vật (đối với 1 loại bệnh, thời hạn 2 năm).
Lệ phí cũng được thu đối với việc cấp giấy chứng nhận mậu dịch tự do (FSC) để xuất khẩu; cấp giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (cấp mới, gia hạn); cấp giấy chứng nhận sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép lưu hành thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (quy cách đóng gói), thay đổi nhãn sản phẩm, bao bì; cấp giấy chứng nhận chất lượng thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản.
Trong khi đó, 17 loại phí bao gồm: 4 mục thu phí phòng chống dịch bệnh cho động vật (phí vệ sinh khử trùng, phí xử lý các chất phế thải động vật...) và bỏ 13 mục thu phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư 04.
Có thể bạn quan tâm

Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo. Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.

Cho vay vốn để mua bò chăn nuôi là mô hình không mới nhưng cách làm mới ở Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Đức Linh (Bình Thuận) là để dân tự chọn bò trước rồi giải ngân là cách làm hay giúp dân thoát nghèo bền vững…

Những năm gần đây, nhiều người ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp - đầu tư ít mà nhanh thu hồi vốn. Tuy nhiên, mô hình này cũng đang đứng trước không ít khó khăn về vấn đề tiêu thụ.

Trong đó: 2.916ha ngô; 1.510ha lúa nương; 591,9ha sắn; còn lại những loại cây trồng khác. Vụ đông xuân năm nay ở Mường Chà được mùa là động lực để bà con nông dân tích cực làm cỏ đợt 1 và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng trên nương.

Chiều 2-6, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này, đã có hơn 56ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi. Dịch bệnh xảy ra nhiều nhất ở huyện Tư Nghĩa với trên 30ha, huyện Bình Sơn gần 10ha. Tại Bình Định, theo cơ quan chuyên môn, cũng đã có hơn 70ha mặt nước nuôi tôm bị dịch bệnh phải thu hoạch sớm…