Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Yên Sơn Phát Triển Kinh Tế Rừng

Yên Sơn Phát Triển Kinh Tế Rừng
Ngày đăng: 27/07/2013

Năm 2013 huyện Yên Sơn tiếp tục xác định việc trồng rừng và phát triển kinh tế rừng là một lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Ngay từ cuối năm 2012, huyện đã giao trách nhiệm cho UBND các xã chỉ tiêu về diện tích trồng rừng dựa trên kế hoạch và điều kiện tự nhiên sẵn có của từng xã. Đồng thời, quán triệt việc thực hiện trồng theo đúng khung thời vụ đã đưa ra. Năm nay, việc đăng ký trồng rừng tại các xã được tiến hành khẩn trương; đến hết quý I, toàn huyện có 3 công ty lâm nghiệp Yên Sơn, Tuyên Bình, Nguyễn Văn Trỗi và 30 xã đăng ký trồng 4.032,3/4.000 ha kế hoạch. Tính đến hết ngày 20-6 toàn huyện đã trồng được 3.076,4 ha (đạt 80,8% kế hoạch).

Vườn ươm cây giống lâm nghiệp của anh Lê Viết Dần, thôn Lâm Sơn, xã Trung Sơn cung cấp cho nhu cầu trồng rừng của nhân dân trên địa bàn. 
Bà Nguyễn Thị Lan, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Sơn cho biết: Năm nay, công tác chuẩn bị trồng rừng được huyện triển khai sớm hơn những năm trước. Phòng Nông nghiệp & PTNT được huyện giao việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện trồng rừng đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong huyện tiến hành tuyên truyền về lợi ích của việc trồng rừng tới nhân dân trong huyện; từ đó, nhận thức của người dân đã được nâng cao, người dân tích cực tham gia đăng ký trồng rừng.

Theo chỉ tiêu, năm 2013 huyện Yên Sơn trồng 4.000 ha rừng, trong đó rừng tập trung là 3.910 ha, rừng phân tán 90 ha. Các xã có chỉ tiêu trồng rừng nhiều là: Hùng Lợi 220 ha; Trung Sơn 200 ha; Kiến Thiết 276 ha… Đến nay, có trên 7 triệu cây giống chủ yếu là keo lai và mỡ đã được các công ty lâm nghiệp, người dân gieo ươm đảm bảo đủ cho vụ trồng rừng. Toàn huyện phấn đấu đến tháng 9 hoàn thành công tác trồng rừng năm 2013.

Tại xã Nhữ Khê, tranh thủ những ngày mưa thuận lợi, nhiều người dân đã lên đồi tiến hành trồng rừng. Đồng chí Trần Văn Thông, Phó Chủ tịch UBND xã Nhữ Khê cho biết: Năm nay, xã có kế hoạch trồng mới 27 ha, gồm 25 ha rừng tập trung, 2 ha rừng phân tán. Đến nay, các hộ dân trong xã đang tiến hành dọn thực bì, cuốc hố và trồng mới...

Gia đình anh Nguyễn Quốc Việt ở thôn Thọ Xuân là hộ tiêu biểu về trồng rừng của xã năm 2012. Năm nay, anh Việt đã huy động các thành viên trong gia đình và thuê thêm 5 nhân công tiến hành dọn thực bì, cuốc hố, mua cây giống để trồng mới trên 2 ha keo hom làm nguyên liệu giấy. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm nay ngay từ khâu làm đất, đào hố, gia đình ông đều làm theo hướng dẫn, đúng kỹ thuật, đúng thời vụ.

Theo anh Lê Viết Dần, thôn Lâm Sơn, xã Trung Sơn, bình quân mỗi năm, gia đình anh sản xuất và bán ra thị trường trên 200.000 cây giống lâm nghiệp các loại, phục vụ trồng rừng đảm bảo đủ tiêu chuẩn, chất lượng. Anh còn tạo điều kiện cho bà con khó khăn, bằng việc cho ứng trước cây giống về trồng kịp thời vụ, sau này có thể trả bằng nông sản.

Cùng với việc trồng rừng, công tác bảo vệ rừng cũng được huyện Yên Sơn chú trọng. Hạt kiểm lâm và chính quyền các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng, triển khai ký cam kết bảo vệ rừng đến từng địa phương và các gia đình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trong 6 tháng, hạt kiểm lâm huyện đã thực hiện 153 cuộc tuyên truyền, học tập, ký cam kết với 6.133 lượt người về công tác quản lý, bảo vệ rừng.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên Liệu Cá Tra Sẽ Không Thiếu Nguyên Liệu Cá Tra Sẽ Không Thiếu

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.

03/01/2013
Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận

Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.

04/01/2013
Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng) Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng)

Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.

05/01/2013
Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…

09/01/2013
Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp

Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.

09/01/2013