Yên Bái Nuôi Cá Lăng Trên Hồ Thác Bà Hứa Hẹn Lựa Chọn Mới

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Chi cục Thủy sản tỉnh Yên Bái đã phối hợp với UBND xã Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình) thực hiện mô hình nuôi cá lăng trong lồng trên hồ Thác Bà.
Mô hình thực hiện với quy mô 100m3 lồng, 1.000 con cá giống với 2 hộ tham gia là ông Lê Văn Thư và Hà Văn Đức ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên. Các hộ được hỗ trợ 100% con giống với kích cỡ tối thiểu 5cm/con, không còi cọc, dị hình, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng và 50% thức ăn công nghiệp, 50% vôi bột tỏa, 50% thuốc phòng bệnh cho cá. Tổng số tiền hỗ trợ 47.150.000 đồng. Ngoài ra, các hộ nuôi còn được tập huấn về kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi, thả cá, chăm sóc quản lý, phòng bệnh cho cá...
Ông Lê Văn Thư cho biết: "Trong suốt thời gian triển khai mô hình, gia đình tôi đã thực hiện theo đúng kỹ thuật được tiếp thu qua các buổi tập huấn do cán bộ Chi cục trực tiếp hướng dẫn từ cách chăm sóc, quản lý đến phòng bệnh cho cá nên cũng yên tâm". Lần đầu tiên, cá lăng được nuôi trong lồng trên hồ Thác Bà nên người dân thường xuyên theo dõi nhiệt độ, môi trường nước và nhất là chế độ ăn bảo đảm để cá phát triển nhanh. Sau 5 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt 0,95kg. Cá đặc sản mà lớn nhanh thế là rất quý!" - ông Hà Văn Đức cho hay.
Theo ông Thư và ông Đức, tháng đầu và tháng thứ 2 cho ăn 3 bữa sáng, trưa, chiều. Thức ăn chủ yếu là cám viên nổi, cỡ hạt nhỏ hàm lượng đạm 40%. Thức ăn tháng đầu cho ăn bằng 8% trọng lượng cá trong lồng, tháng thứ hai bằng 7% trọng lượng cá trong lồng. Từ tháng thứ 3 trở đi, cho ăn 2 bữa sáng, chiều, lượng thức ăn giảm dần.
Đến tháng 10 và sang tháng 11, chỉ cho cá ăn bằng 1,5% trọng lượng cá trong lồng vì nhiệt độ thời tiết giảm, cá ăn kém, chuẩn bị thu hoạch. Ngoài thức ăn công nghiệp, các hộ nuôi còn cho cá ăn bổ sung thêm sắn, ngô băm nhỏ vừa cỡ miệng cá... Bên cạnh đó, cũng cần bảo đảm cho môi trường cá trong sạch giúp cá không bị bệnh tật bằng cách bón vôi xuống lồng 1 - 2 lần/tháng, mỗi lần bón từ 2 - 3kg/lồng.
Sau 5 tháng nuôi, đến nay, cá phát triển tốt, đạt mọi tiêu chí kỹ thuật về trọng lượng, độ dài và thời gian nuôi. Theo đánh giá, đến thời điểm này, cá đạt trọng lượng trung bình 0,95kg/con và tỷ lệ sống đạt trên 80%.
Với giá bán trên thị trường 150.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, cho lãi trên 49 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận trung bình trên 400.000 đồng/m3 trong 1 vụ nuôi 5 tháng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi loại cá lồng truyền thống.
Ông Lê Văn Thư cho biết thêm: "Cá lăng phát triển tương đối chậm nhưng ít nhiễm bệnh, giá bán cao và được thị trường rất ưa chuộng. Hàng tháng, cán bộ kỹ thuật của Chi cục đều xuống kiểm tra các yếu tố môi trường và hướng dẫn chúng tôi quản lý và chăm sóc cá tốt hơn. Bởi vậy, dù là đối tượng nuôi mới nhưng chúng tôi rất tin tưởng vào thành công của mô hình".
Thông qua mô hình này, người dân có thêm nhiều lựa chọn đối tượng nuôi bằng lồng trên hồ chứa. Trong những năm tới, Chi cục Thủy sản tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra các xã có diện tích mặt nước hồ Thác Bà.
Có thể bạn quan tâm

Theo bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn thợi thủy sản (KT-BVNTTS) Bình Định, vụ đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định đã kết thúc vào tháng 9 âm lịch. Mọi năm, thời điểm này, do nhiệt độ nước lên cao nên cá ít xuất hiện, và nếu đánh bắt được thì chất lượng cá cũng rất thấp, nên các tàu đánh bắt đều neo bờ hoặc làm nghề khác.

Theo đó, trong thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tục phản ánh việc bơm nước vào gia súc trước và sau khi giết mổ tại một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Đăk Lăk...

Đây là hình thức đánh bắt gần bờ, phù hợp với những ghe tàu nhỏ, đi về trong ngày. Vùng chuyên đánh bắt cá cơm tập trung tại các cửa biển thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển…, trong đó cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) và cửa biển Khánh Hội (huyện U Minh) là hai điểm được người dân tập trung trao đổi mua bán mặt hàng này.

Căn cứ Nghị định 67, Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An đã xác định chỉ tiêu đóng mới, nâng cấp phương tiện phục vụ khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn.

Theo đó, bắt đầu từ hôm nay (31/10), CropLife Việt Nam (Tiểu ban ngành nghề của EuroCham) sẽ phối hợp với Cục BVTV và Chi cục BVTV 6 tỉnh ĐBSCL (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng) tổ chức sự kiện Stewardship Day 2014. Trong đó, Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng là những tỉnh lần đầu tiên tham gia vào sự kiện này.