Xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng giao thương

XTTM giúp mở rộng giao thương
Theo báo cáo của các Trung tâm XTTM địa phương, 6 tháng đầu năm, các trung tâm đã tổ chức hơn 300 chương trình XTTM (tăng 10% so với năm 2014) với tổng kinh phí hơn 76,4 tỷ đồng (trong đó hỗ trợ kinh phí từ Chương trình XTTM quốc gia là 10,74 tỷ đồng). Các chương trình XTTM thực hiện bao gồm tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm, đào tạo, tập huấn, cung cấp thông tin thương mại, tổ chức phiên chợ hàng Việt, tham dự các hội chợ triển lãm thương mại tại nước ngoài, XTTM qua kênh thương mại điện tử...
Ngoài ra, các đơn vị XTTM còn triển khai trên 71 phiên chợ khác nhau, trong đó, có 26 phiên được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Chương trình XTTM quốc gia, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 3 tỷ đồng, thu hút gần 1.736 lượt DN tham gia với giá trị giao dịch trên 41 tỷ đồng.
Bà Bùi Thị Thanh An- Phó Cục trưởng Cục XTTM, Trưởng đại diện văn phòng Cục XTTM tại TP.Hồ Chí Minh- cho biết, ngoài hoạt động hỗ trợ XTTM từ các địa phương, trong 6 tháng qua, Văn phòng Cục đã tổ chức thành công 8 đoàn DN với khoảng 100 DN nước ngoài (Ý, Hàn Quốc, Malaysia, Cuba, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ…) làm việc, giao thương, XTTM, tìm kiếm đối tác tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Đồng thời tạo cơ hội cho các trung tâm XTTM, các hiệp hội ngành hàng và hơn 500 DN khu vực phía Nam học hỏi kinh nghiệm, mở rộng đầu tư và thương mại với các DN nước ngoài…
Đẩy mạnh XTTM các tháng cuối năm
Nhiều DN cho rằng, kinh phí hoạt động của các trung tâm XTTM vẫn còn rất hạn hẹp, chưa bảo đảm cho các hoạt động có quy mô và chiều sâu. Thêm đó, DN ở các địa phương chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, năng lực tài chính và quản lý kinh doanh còn yếu, chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng và vai trò của các hoạt động XTTM, mở rộng, tìm kiếm thị trường mới.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM thời gian tới, bà Bùi Thị Thanh An đề nghị các địa phương cần kết hợp nguồn vốn trung ương và địa phương vào XTTM. Đẩy mạnh hoạt động liên kết, mỗi địa phương cần tập trung phát triển sản phẩm thế mạnh thu hút DN.
Có thể bạn quan tâm

Theo Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Vĩnh Long), nhìn chung các loại cây rau màu, cây công nghiệp luân canh trên đất lúa thích hợp điều kiện tự nhiên, ngoài hiệu quả kinh tế, luân canh còn mang lại hiệu quả xã hội, môi trường, góp phần cải tạo đất, giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh cho các vụ tiếp theo.

Theo ông Bình, trồng xen rau và rau thơm trong vườn tiêu có thêm lợi thế là khi tưới nước và chăm bón cho rau, cây tiêu cũng được hưởng phân và nước. Mặt khác, khi trồng xen các loại rau đã làm hạn chế việc bốc hơi nước của đất và vì thế vườn tiêu luôn giữ được độ ẩm lý tưởng để phát triển tốt. Các loại rau cũng chỉ thích hợp với độ sáng 50 - 60% nên trồng trong vườn tiêu rất thích hợp.

Ông Nguyễn Thanh Tùng ngụ ấp Trung Bình 2, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn cho biết: Gia đình ông chủ yếu là sản xuất lúa, nhưng do lúa thời gian gần đây xảy ra dịch bệnh nhiều, ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất lúa thường đạt thấp, giá cả lại bấp bên nên ông muốn tìm mô hình mới đưa vào sản xuất để góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

UBND huyện hỗ trợ 50 nghìn đồng/sào để tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc và mua giống. Diện tích dưa sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất ước đạt 1 tấn/sào. Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Hải Dương ký kết bao tiêu sản phẩm với giá 6,5 nghìn đồng/kg, trừ chi phí nông dân ước thu lãi gần 150 triệu đồng/ha/vụ.

Được biết, mô hình này triển khai 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, bắt đầu trồng từ tháng 10.2014, với số lượng 2.000 cây, trên diện tích 0,5ha; giai đoạn 2 sẽ trồng tiếp 0,5 ha trong năm 2015. Sau khi trồng thí điểm thành công, Ban Quản lý rừng phòng hộ sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật, mở rộng diện tích giúp người dân phát triển kinh tế gia đình và tham gia bảo vệ rừng.