Xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng giao thương

XTTM giúp mở rộng giao thương
Theo báo cáo của các Trung tâm XTTM địa phương, 6 tháng đầu năm, các trung tâm đã tổ chức hơn 300 chương trình XTTM (tăng 10% so với năm 2014) với tổng kinh phí hơn 76,4 tỷ đồng (trong đó hỗ trợ kinh phí từ Chương trình XTTM quốc gia là 10,74 tỷ đồng). Các chương trình XTTM thực hiện bao gồm tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm, đào tạo, tập huấn, cung cấp thông tin thương mại, tổ chức phiên chợ hàng Việt, tham dự các hội chợ triển lãm thương mại tại nước ngoài, XTTM qua kênh thương mại điện tử...
Ngoài ra, các đơn vị XTTM còn triển khai trên 71 phiên chợ khác nhau, trong đó, có 26 phiên được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Chương trình XTTM quốc gia, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 3 tỷ đồng, thu hút gần 1.736 lượt DN tham gia với giá trị giao dịch trên 41 tỷ đồng.
Bà Bùi Thị Thanh An- Phó Cục trưởng Cục XTTM, Trưởng đại diện văn phòng Cục XTTM tại TP.Hồ Chí Minh- cho biết, ngoài hoạt động hỗ trợ XTTM từ các địa phương, trong 6 tháng qua, Văn phòng Cục đã tổ chức thành công 8 đoàn DN với khoảng 100 DN nước ngoài (Ý, Hàn Quốc, Malaysia, Cuba, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ…) làm việc, giao thương, XTTM, tìm kiếm đối tác tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Đồng thời tạo cơ hội cho các trung tâm XTTM, các hiệp hội ngành hàng và hơn 500 DN khu vực phía Nam học hỏi kinh nghiệm, mở rộng đầu tư và thương mại với các DN nước ngoài…
Đẩy mạnh XTTM các tháng cuối năm
Nhiều DN cho rằng, kinh phí hoạt động của các trung tâm XTTM vẫn còn rất hạn hẹp, chưa bảo đảm cho các hoạt động có quy mô và chiều sâu. Thêm đó, DN ở các địa phương chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, năng lực tài chính và quản lý kinh doanh còn yếu, chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng và vai trò của các hoạt động XTTM, mở rộng, tìm kiếm thị trường mới.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM thời gian tới, bà Bùi Thị Thanh An đề nghị các địa phương cần kết hợp nguồn vốn trung ương và địa phương vào XTTM. Đẩy mạnh hoạt động liên kết, mỗi địa phương cần tập trung phát triển sản phẩm thế mạnh thu hút DN.
Có thể bạn quan tâm

Men theo con đường nối TP Cần Thơ đến TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, rẽ vào ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, chúng tôi bắt gặp ngôi nhà tường ba gian khang trang nằm nép mình dưới những tán cây xanh. Đó là cơ ngơi của ông Đinh Văn Phương, còn gọi Sáu Phương (60 tuổi), một lão nông trồng xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng.

Theo ông Lê Vĩnh Bình - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, trong việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với các loại cây đặc sản các địa phương cần phải tính đến điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và bền vững với giá trị gia tăng. Xét trên điều kiện tự nhiên ấy, Giồng Trôm và Chợ Lách đang có những bước đi đúng hướng, phù hợp với lợi thế của địa phương.

Dù chỉ mới qua hơn 3/4 chặng đường của năm 2014 nhưng căn cứ những số liệu phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với dự báo khả năng đạt các chỉ tiêu đến cuối năm, Tân Phú Đông hoàn toàn có thể tin tưởng về bức tranh kinh tế, xã hội khả quan của năm nay.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Cao su Thái Lan dự báo sản lượng cao su thiên nhiên Thái Lan sẽ giảm 10% trong năm 2014, xuống còn 3,8 triệu tấn thay vì 4 triệu tấn trong các dự báo trước đó do người trồng cao su trong nước giảm cường độ khai thác.

Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu là xoài, vải, chuối, thanh long, chôm chôm… Thời gian tới, Việt Nam sẽ bổ sung một số hoa quả vào danh mục xuất khẩu như vú sữa, xoài, thanh long ruột đỏ, chôm chôm, vải sang các thị trường khó tính Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Australia.