Xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng giao thương

XTTM giúp mở rộng giao thương
Theo báo cáo của các Trung tâm XTTM địa phương, 6 tháng đầu năm, các trung tâm đã tổ chức hơn 300 chương trình XTTM (tăng 10% so với năm 2014) với tổng kinh phí hơn 76,4 tỷ đồng (trong đó hỗ trợ kinh phí từ Chương trình XTTM quốc gia là 10,74 tỷ đồng). Các chương trình XTTM thực hiện bao gồm tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm, đào tạo, tập huấn, cung cấp thông tin thương mại, tổ chức phiên chợ hàng Việt, tham dự các hội chợ triển lãm thương mại tại nước ngoài, XTTM qua kênh thương mại điện tử...
Ngoài ra, các đơn vị XTTM còn triển khai trên 71 phiên chợ khác nhau, trong đó, có 26 phiên được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Chương trình XTTM quốc gia, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 3 tỷ đồng, thu hút gần 1.736 lượt DN tham gia với giá trị giao dịch trên 41 tỷ đồng.
Bà Bùi Thị Thanh An- Phó Cục trưởng Cục XTTM, Trưởng đại diện văn phòng Cục XTTM tại TP.Hồ Chí Minh- cho biết, ngoài hoạt động hỗ trợ XTTM từ các địa phương, trong 6 tháng qua, Văn phòng Cục đã tổ chức thành công 8 đoàn DN với khoảng 100 DN nước ngoài (Ý, Hàn Quốc, Malaysia, Cuba, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ…) làm việc, giao thương, XTTM, tìm kiếm đối tác tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Đồng thời tạo cơ hội cho các trung tâm XTTM, các hiệp hội ngành hàng và hơn 500 DN khu vực phía Nam học hỏi kinh nghiệm, mở rộng đầu tư và thương mại với các DN nước ngoài…
Đẩy mạnh XTTM các tháng cuối năm
Nhiều DN cho rằng, kinh phí hoạt động của các trung tâm XTTM vẫn còn rất hạn hẹp, chưa bảo đảm cho các hoạt động có quy mô và chiều sâu. Thêm đó, DN ở các địa phương chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, năng lực tài chính và quản lý kinh doanh còn yếu, chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng và vai trò của các hoạt động XTTM, mở rộng, tìm kiếm thị trường mới.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM thời gian tới, bà Bùi Thị Thanh An đề nghị các địa phương cần kết hợp nguồn vốn trung ương và địa phương vào XTTM. Đẩy mạnh hoạt động liên kết, mỗi địa phương cần tập trung phát triển sản phẩm thế mạnh thu hút DN.
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả theo dõi, rầy nâu trưởng thành vào đèn trên địa bàn TP đã ghi nhận từ đêm 09/08/2011 đến 14/08/2011 mật số rầy vào đèn khá cao, 12.460 con/bẫy/đêm ở Nhật Tân – Bình Chánh, bằng ½ cùng kỳ năm 2010 (24.600 con/bẫy/đêm)

Mặc dù đã bước qua tuổi 70, nhưng ông Lê Đình Xuân ở Khánh Hòa đã nghiên cứu và xây dựng được mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) mới rất hiệu quả: Trồng xoài - thả cá - nuôi lợn rừng.

Đưa chúng tôi đến tận chân đê bao, ông Nguyễn Văn Khâm - Chủ tịch HTX Thanh Phong (xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận) tỏ vẻ phấn khởi khi nói về mô hình muối - tôm

Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus) là loài cá quý hiếm hoang dã sống trên hệ thống sông Hồng. Thịt cá mềm, thơm ngon, ít xương dăm, giàu chất dinh dưỡng, được liệt vào hàng đặc sản. Cá lăng chấm sống ở những vùng nước sạch, có dòng chảy nhẹ. Hiện nay, cá lăng chấm bị khai thác rất mạnh đến mức cạn kiệt

Theo Viện trưởng Lê Quốc Doanh thì lạc dại (Arachis pintoi) là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.