Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xúc tiến thương mại gạo cần tính toán kĩ

Xúc tiến thương mại gạo cần tính toán kĩ
Ngày đăng: 05/10/2015

Muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược phù hợp.

Kinh phí hàng chục triệu/người

Những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo liên tiếp gặp khó khăn nên sản lượng và giá trị gạo đều giảm.

Theo đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức tiểu ngạch qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Do đó, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng, số lượng hợp đồng của các doanh nghiệp giảm mạnh.

Các nước cũng tăng cường lượng gạo để hạn chế nhập khẩu cũng là nguyên nhân khiến cho xuất khẩu gạo gặp khó.

Với những khó khăn này, Bộ Công Thương đã có “sáng kiến” xây dựng đề án xúc tiến thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2015 theo hướng củng cố, duy trì những thị trường trọng điểm, truyền thống; tìm kiếm, mở rộng các thị trường mới tiềm năng. Sở dĩ mặt hàng gạo được chọn bởi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Hiện tại, Bộ Công Thương đã xây dựng một đề án khá chi tiết về việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo sang thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Philippines, Hoa Kỳ, Mexico...

Một điểm đáng chú ý trong đề án này là nguồn kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp và cán bộ các bộ, ngành tham gia chương trình.

Trong đó, trong chương trình xúc tiến thương mại dự kiến tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 9-2015 trong 4 ngày, kinh phí hỗ trợ cho đại diện một số bộ, ngành và địa phương (khoảng 10 người) là hơn 34 triệu đồng/người.

Với chương trình xúc tiến thương mại tại Quảng Tây (Trung Quốc) trong 6 ngày, mức hỗ trợ cho các cán bộ (12 người) bình quân hơn 40 triệu đồng/người.

Với một số thị trường xa, chi phí hỗ trợ cho cán bộ Nhà nước khoảng 96 triệu đồng/người và 126 triệu đồng/người với doanh nghiệp. Riêng với doanh nghiệp, Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ 100% theo hình thức chi thực hết bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu.

Trong văn bản trả lời đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã chấp thuận một phần các khoản chi, riêng với đoàn xúc tiến thương mại gạo tại Hoa Kỳ và Mexico, Bộ Tài chính đề nghị rà soát, nêu rõ sự cần thiết của chuyến đi này trước khi phê duyệt.

Cần tính toán vì là “tiền của dân”

Có thể thấy việc xây dựng đề án xúc tiến xuất khẩu gạo là cần thiết để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên, nhìn vào những đề xuất về kinh phí, thị trường, thành phần tham gia đoàn xúc tiến mà Bộ Công Thương nêu ra thì có vẻ chưa ổn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa gạo Việt Nam cho hay, trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm làm, việc xúc tiến thương mại là đúng và cần thiết để tiêu thụ hàng hóa.

Nhưng thành phần chọn đi xúc tiến phải phù hợp, còn đi theo kiểu tham quan, đi chơi thì không nhất thiết phải như vậy.

“Kinh phí cho mỗi người lên tới vài chục triệu hơi rộng rãi còn chúng tôi hay những nhà khoa học đi nước ngoài kinh phí hỗ trợ rất thấp. Tôi cho rằng, nguồn kinh phí này cũng cần phải tính toán vì suy cho cùng vẫn là tiền của dân”, ông Bảnh đề xuất.

Ở khía cạnh khác, ông Bảnh cho hay, việc xúc tiến mở rộng thị trường gạo chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi gạo của Việt Nam hiện nay vẫn đơn điệu, chỉ có gạo trắng hạt dài, trong khi đây là sản phẩm bị cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ…

“Gạo ứ đọng mới kéo đoàn đi tìm kiếm thị trường bán là cần nhưng phải cân nhắc, nếu làm tốt sản phẩm thế giới có nhu cầu thì họ sẽ tới đặt hàng chứ không cần phải đi xúc tiến”, vị chuyên gia này nêu ý kiến.

Một vấn đề mà nhiều chuyên gia khác quan tâm và “thấy lạ” là các thị trường xúc tiến xuất khẩu mà Bộ Công Thương nêu ra.

Cụ thể, “thị trường Trung Quốc hiện nay không bán được theo đường chính ngạch thì xúc tiến kiểu gì? Trong khi đó, mặt hàng gạo bán sang đây rất dễ vì thị trường này khá dễ tính”, một vị chuyên gia đặt vấn đề.

Còn một số thị trường như Mỹ, Mexico cũng cần gạo nhưng họ yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều nên gạo Việt Nam khó đáp ứng được.

Trên thực tế, việc xúc tiến thương mại ít hiệu quả là có thật. Một vị Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng dẫn chứng:

Xúc tiến thương mại tại chỗ không hiệu quả; nhiều tỉnh kéo đoàn nọ, đoàn kia ra nước ngoài, nhưng chủ yếu là đi shopping; đọc thuyết trình bài dài và phát sách; có đoàn mang tiếng đi “xúc tiến thương mại” nhiều năm, nhưng không mang được dự án nào vào trong nước”.

Do đó, nếu chương trình xúc tiến thương mại gạo lại đi theo “vết xe” cũ này e rằng khó đạt hiệu quả.

Theo khuyến cáo của ông Bảnh, muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. “Khi mang sản phẩm gạo trắng hạt dài đi các nước, họ sẽ đặt câu hỏi có gì khác không, gạo thuần giống không, dư lượng thuốc sâu… Nếu tất cả các tiêu chí đó đều không đạt thì không thể bán được”, ông Bảnh khẳng định.

Muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược phù hợp.

Kinh phí hàng chục triệu/người

Những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo liên tiếp gặp khó khăn nên sản lượng và giá trị gạo đều giảm.

Theo đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức tiểu ngạch qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Do đó, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng, số lượng hợp đồng của các doanh nghiệp giảm mạnh.

Các nước cũng tăng cường lượng gạo để hạn chế nhập khẩu cũng là nguyên nhân khiến cho xuất khẩu gạo gặp khó.

Với những khó khăn này, Bộ Công Thương đã có “sáng kiến” xây dựng đề án xúc tiến thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2015 theo hướng củng cố, duy trì những thị trường trọng điểm, truyền thống; tìm kiếm, mở rộng các thị trường mới tiềm năng.

Sở dĩ mặt hàng gạo được chọn bởi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Hiện tại, Bộ Công Thương đã xây dựng một đề án khá chi tiết về việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo sang thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Philippines, Hoa Kỳ, Mexico...

Một điểm đáng chú ý trong đề án này là nguồn kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp và cán bộ các bộ, ngành tham gia chương trình. Trong đó, trong chương trình xúc tiến thương mại dự kiến tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 9-2015 trong 4 ngày, kinh phí hỗ trợ cho đại diện một số bộ, ngành và địa phương (khoảng 10 người) là hơn 34 triệu đồng/người.

Với chương trình xúc tiến thương mại tại Quảng Tây (Trung Quốc) trong 6 ngày, mức hỗ trợ cho các cán bộ (12 người) bình quân hơn 40 triệu đồng/người.

Với một số thị trường xa, chi phí hỗ trợ cho cán bộ Nhà nước khoảng 96 triệu đồng/người và 126 triệu đồng/người với doanh nghiệp.

Riêng với doanh nghiệp, Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ 100% theo hình thức chi thực hết bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu.

Trong văn bản trả lời đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã chấp thuận một phần các khoản chi, riêng với đoàn xúc tiến thương mại gạo tại Hoa Kỳ và Mexico, Bộ Tài chính đề nghị rà soát, nêu rõ sự cần thiết của chuyến đi này trước khi phê duyệt.

Cần tính toán vì là “tiền của dân”

Có thể thấy việc xây dựng đề án xúc tiến xuất khẩu gạo là cần thiết để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên, nhìn vào những đề xuất về kinh phí, thị trường, thành phần tham gia đoàn xúc tiến mà Bộ Công Thương nêu ra thì có vẻ chưa ổn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa gạo Việt Nam cho hay, trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm làm, việc xúc tiến thương mại là đúng và cần thiết để tiêu thụ hàng hóa.

Nhưng thành phần chọn đi xúc tiến phải phù hợp, còn đi theo kiểu tham quan, đi chơi thì không nhất thiết phải như vậy.

“Kinh phí cho mỗi người lên tới vài chục triệu hơi rộng rãi còn chúng tôi hay những nhà khoa học đi nước ngoài kinh phí hỗ trợ rất thấp. Tôi cho rằng, nguồn kinh phí này cũng cần phải tính toán vì suy cho cùng vẫn là tiền của dân”, ông Bảnh đề xuất.

Ở khía cạnh khác, ông Bảnh cho hay, việc xúc tiến mở rộng thị trường gạo chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi gạo của Việt Nam hiện nay vẫn đơn điệu, chỉ có gạo trắng hạt dài, trong khi đây là sản phẩm bị cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ…

“Gạo ứ đọng mới kéo đoàn đi tìm kiếm thị trường bán là cần nhưng phải cân nhắc, nếu làm tốt sản phẩm thế giới có nhu cầu thì họ sẽ tới đặt hàng chứ không cần phải đi xúc tiến”, vị chuyên gia này nêu ý kiến.

Một vấn đề mà nhiều chuyên gia khác quan tâm và “thấy lạ” là các thị trường xúc tiến xuất khẩu mà Bộ Công Thương nêu ra.

Cụ thể, “thị trường Trung Quốc hiện nay không bán được theo đường chính ngạch thì xúc tiến kiểu gì? Trong khi đó, mặt hàng gạo bán sang đây rất dễ vì thị trường này khá dễ tính”, một vị chuyên gia đặt vấn đề.

Còn một số thị trường như Mỹ, Mexico cũng cần gạo nhưng họ yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều nên gạo Việt Nam khó đáp ứng được.

Trên thực tế, việc xúc tiến thương mại ít hiệu quả là có thật. Một vị Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng dẫn chứng:

Xúc tiến thương mại tại chỗ không hiệu quả; nhiều tỉnh kéo đoàn nọ, đoàn kia ra nước ngoài, nhưng chủ yếu là đi shopping; đọc thuyết trình bài dài và phát sách; có đoàn mang tiếng đi “xúc tiến thương mại” nhiều năm, nhưng không mang được dự án nào vào trong nước”. Do đó, nếu chương trình xúc tiến thương mại gạo lại đi theo “vết xe” cũ này e rằng khó đạt hiệu quả.

Theo khuyến cáo của ông Bảnh, muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

“Khi mang sản phẩm gạo trắng hạt dài đi các nước, họ sẽ đặt câu hỏi có gì khác không, gạo thuần giống không, dư lượng thuốc sâu…

Nếu tất cả các tiêu chí đó đều không đạt thì không thể bán được”, ông Bảnh khẳng định.

 


Có thể bạn quan tâm

Nghệ An Kiểm Soát Con Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Nghệ An Kiểm Soát Con Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Năm 2014, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Nghệ An được đánh giá thắng lợi với tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt: Sản lượng nuôi trồng đạt gần 45.500 tấn, diện tích NTTS đạt trên 23.600 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 1.950 tỷ đồng. để phát huy tiềm năng lợi thế hơn nữa, ngành xác định cần chú trọng hơn nữa khâu sản xuất, kiểm soát con giống.

16/01/2015
An Giang Kiểm Soát Giá Thức Ăn Chăn Nuôi Để Cạnh Tranh Công Bằng Hơn An Giang Kiểm Soát Giá Thức Ăn Chăn Nuôi Để Cạnh Tranh Công Bằng Hơn

Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) có 2 héc-ta ao nuôi cá tra. Bình quân mỗi vụ (thời gian nuôi 6 tháng), ông thu hoạch trên 80 tấn cá. Vậy mà đã hơn 10 năm nay, cuộc sống gia đình ông mỗi ngày một đi xuống, nợ nần chồng chất. Tiền mua thức ăn ở cửa hàng trong xã trên 170 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thanh toán được.

16/01/2015
Huyện Vị Thủy (Hậu Giang) Giá Cá Lóc Giảm Mạnh Huyện Vị Thủy (Hậu Giang) Giá Cá Lóc Giảm Mạnh

Nếu như cách đây khoảng 2 tháng, giá cá lóc nuôi ở mức cao khiến người nuôi tại huyện Vị Thủy (Hậu Giang) phấn khởi thì thời điểm hiện tại giá cá lóc thương phẩm được thu mua tại ao chỉ còn 25.000 - 28.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Còn giá bán tại các chợ từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000 đồng/kg so với trước đó.

16/01/2015
Coi Trọng Đầu Tư Chiều Sâu, Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Tôm Giống Bình Thuận Coi Trọng Đầu Tư Chiều Sâu, Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Tôm Giống Bình Thuận

Tôm giống Bình Thuận là sản phẩm lợi thế, trong thời gian qua tình hình sản xuất, tiêu thụ tôm giống tiếp tục có những chuyển biến tiến bộ. Sản lượng tôm giống tăng khá nhanh, năm 2013 đạt 17,5 tỷ post, năm 2014 tăng lên 28 tỷ post, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 28%/năm.

16/01/2015
Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ "Khó Sống" Thời Hội Nhập

Đó là nhận định của ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bên lề hội nghị tại TP.HCM ngày hôm nay 13-1-2015 giới thiệu triển lãm quốc tế châu Á về chuyên ngành chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt trứng sữa (VIV ASIA 2015) được tổ chức ở Thái Lan vào tháng 3 tới.

16/01/2015