Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự báo sẽ khả quan hơn

Trong 8 tháng đầu năm, XK đạt 373,8 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2014. Mặc dù vậy, tính tới tháng 8/2015, XK tôm sang Mỹ trong tháng 8 đạt cao nhất so với các tháng còn lại.
Sau khi giảm mạnh nhất trong tháng 2, XK tôm sang Mỹ tăng liên tục từ tháng 4 đến tháng 8.
Dự đoán XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm gần 50% trong 8 tháng đầu năm.
Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu (NK) từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014.
Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước (POR8).
Đây là một tín hiệu đáng mừng với XK tôm của Việt Nam. Mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8 phần nào giúp tháo gỡ gánh nặng về thuế XK cho các doanh nghiệp XK tôm. Theo đó, dự đoán XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm gần 50% trong 8 tháng đầu năm.
Tôm sú là mặt hàng thủy sản ưa thích của người Mỹ. Năm 2013 thị trường này tiêu thụ 1,3 tỷ pao tôm các loại, 90% trong số đó là tôm NK, phần lớn từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc và Ecuador.
Điều này chứng tỏ nhu cầu tôm từ thị trường Mỹ luôn cao. Theo các chuyên gia, DN Việt Nam nên có một chiến lược XK phù hợp để có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh và đẩy mạnh XK sang thị trường này.
Hiệp định TPP khi có hiệu lực cũng hứa hẹn viễn cảnh sáng sủa cho tôm Việt Nam. Tuy nhiên, tham gia TPP đồng nghĩa với việc tôm Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và những quy định do phía Mỹ đề ra.
Làn sóng ồ ạt XK vào Mỹ sẽ gây áp lực lên ngành tôm nội địa của Mỹ, từ đó chính phủ nước này có thể nghĩ tới những biện pháp bảo hộ cho ngành tôm của mình.
Các nước như Ấn Độ, Indonesia sẽ tăng cường XK sang Mỹ để tận dụng đồng USD mạnh trong khi đồng nội tệ của các nước này hạ giá so với Mỹ.
Giá tôm trên thị trường Mỹ có thể sẽ tiếp tục giảm. Trong số 5 nhà cung cấp tôm hàng đầu cho Mỹ, Ấn Độ là nhà cung cấp duy nhất tăng trưởng 4,4% về XK tôm sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm nay.
Trước những cơ hội và thách thức đan xen đối với XK tôm sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm hơn đến sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, thay vì chỉ xuất tôm thịt, tôm nguyên liệu đông lạnh.
Bên cạnh đó, cần tìm cách nâng cao năng lực quản trị, lường trước diễn biến thị trường và phải thay đổi từ chất lượng, chi phí sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Xây dựng thương hiệu cho nông sản trong nước là bài toán được đặt ra từ bao lâu nay của nhiều địa phương. Tại Khánh Hòa, sầu riêng Khánh Sơn là thương hiệu nông sản đầu tiên được xây dựng thành công, góp phần đưa nông sản địa phương vào hệ thống phân phối của các siêu thị và đến với nhiều tỉnh thành khác.

“Nội dung hoạt động hội phải gắn với quyền lợi của hội viên, nông dân. Nông dân no ấm, hạnh phúc thì tổ chức hội vững mạnh” - đó là tâm sự của bà Trần Thị Kim Loan - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thành phố Sơn La.

Hiện nay để tận dụng diện tích mặt nước sông đưa vào sản xuất thì một số người dân ở các xã Ninh Quới, Ninh Quới A, Vĩnh Thanh, Vĩnh Bình của tỉnh Bạc Liêu đã phát triển mô hình nuôi “Cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng gặt”.

Ốc len (Cerithidea obtusa) là đối tượng đang được phát triển nuôi ở những khu vực rừng ngập mặn ở Cà Mau. Hiện nay ốc len là loài đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao bởi nó chứa nhiều loại acid béo no và acid béo không no. Ốc len tiêu thụ như mặt hàng hải sản ở các nước Thái Lan, Singapore…

Hội thảo về dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản vừa được Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp Australia phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi thủy sản - trường Đại học Nha Trang tổ chức vào ngày 19/3 tại Nha Trang. Hội thảo nhằm giúp ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam xác định rõ hơn tầm quan trọng của dinh dưỡng với đối tượng nuôi.