Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự báo sẽ khả quan hơn

Trong 8 tháng đầu năm, XK đạt 373,8 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2014. Mặc dù vậy, tính tới tháng 8/2015, XK tôm sang Mỹ trong tháng 8 đạt cao nhất so với các tháng còn lại.
Sau khi giảm mạnh nhất trong tháng 2, XK tôm sang Mỹ tăng liên tục từ tháng 4 đến tháng 8.
Dự đoán XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm gần 50% trong 8 tháng đầu năm.
Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu (NK) từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014.
Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước (POR8).
Đây là một tín hiệu đáng mừng với XK tôm của Việt Nam. Mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8 phần nào giúp tháo gỡ gánh nặng về thuế XK cho các doanh nghiệp XK tôm. Theo đó, dự đoán XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm gần 50% trong 8 tháng đầu năm.
Tôm sú là mặt hàng thủy sản ưa thích của người Mỹ. Năm 2013 thị trường này tiêu thụ 1,3 tỷ pao tôm các loại, 90% trong số đó là tôm NK, phần lớn từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc và Ecuador.
Điều này chứng tỏ nhu cầu tôm từ thị trường Mỹ luôn cao. Theo các chuyên gia, DN Việt Nam nên có một chiến lược XK phù hợp để có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh và đẩy mạnh XK sang thị trường này.
Hiệp định TPP khi có hiệu lực cũng hứa hẹn viễn cảnh sáng sủa cho tôm Việt Nam. Tuy nhiên, tham gia TPP đồng nghĩa với việc tôm Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và những quy định do phía Mỹ đề ra.
Làn sóng ồ ạt XK vào Mỹ sẽ gây áp lực lên ngành tôm nội địa của Mỹ, từ đó chính phủ nước này có thể nghĩ tới những biện pháp bảo hộ cho ngành tôm của mình.
Các nước như Ấn Độ, Indonesia sẽ tăng cường XK sang Mỹ để tận dụng đồng USD mạnh trong khi đồng nội tệ của các nước này hạ giá so với Mỹ.
Giá tôm trên thị trường Mỹ có thể sẽ tiếp tục giảm. Trong số 5 nhà cung cấp tôm hàng đầu cho Mỹ, Ấn Độ là nhà cung cấp duy nhất tăng trưởng 4,4% về XK tôm sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm nay.
Trước những cơ hội và thách thức đan xen đối với XK tôm sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm hơn đến sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, thay vì chỉ xuất tôm thịt, tôm nguyên liệu đông lạnh.
Bên cạnh đó, cần tìm cách nâng cao năng lực quản trị, lường trước diễn biến thị trường và phải thay đổi từ chất lượng, chi phí sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 1/2012, Hội Nông dân xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) triển khai dự án “Chăn nuôi bò sinh sản, đảm bảo vệ sinh môi trường” cho 18 hộ nông dân tại ấp Bắc Trang 2. Đến nay, dự án bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.

Hơn một tuần nay, cá dìa con có kích thước bằng hạt dưa và lớn hơn xuất hiện dày đặc tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tập trung chủ yếu tại khu vực dừa Bảy Mẫu, Thuận Tình và các bãi bồi thuộc xã Cẩm Thanh (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam).

Giá cả lên xuống bấp bênh, chi phí đầu tư cao, tốn nhiều công chăm sóc, năng suất thấp... cây ca cao đang bị nông dân nhiều nơi trong tỉnh phá bỏ để trồng những loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ngày 7/8, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Tiền Giang tổ chức thả 80 ngàn con cá sặc rằn, 20 ngàn con cá rô và mè vinh trên diện tích 1 ha thuộc 7 hộ dân ở ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Trung. Đây là mô hình nuôi luân canh cá - lúa, đối tượng sặc rằn là chính được đưa vào nuôi thí điểm ở huyện Cái Bè.