Xuất khẩu cua ghẹ vẫn rất thuận lợi

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 60,7 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Hiện thị trường XK cũng đã được mở rộng hơn, các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam đã xuất sang được 34 thị trường.
Trong top 10 thị trường nhập khẩu (NK) chính cua ghẹ của Việt Nam hiện đang chiếm 96%, trong đó đứng đầu là Mỹ, Nhật Bản và EU. Ngoại trừ EU và Canada, XK sang các thị trường khác của Việt Nam đều tăng.
Mỹ là thị trường NK lớn nhất cua ghẹ của Việt Nam, chiếm gần 47% tổng giá trị XK. Trong 7 tháng đầu năm nay, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ đạt 30 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), trong 5 tháng đầu năm nay, NK cua ghẹ của Mỹ từ các nước trên thế giới đều giảm về cả khối lượng và giá trị. NK cua ghẹ từ các nước ASEAN chiếm 37,7% tổng giá trị NK mặt hàng này của Mỹ, và hiện tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2014. Việt Nam đang đứng thứ 6 về cung cấp cua ghẹ cho Mỹ. Tính trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam là nước XK cua ghẹ sang Mỹ lớn thứ 3 trong khối ASEAN, sau Indonesia và Philippines. Cua ghẹ Việt Nam chiếm khoảng 4,3% trong tổng NK cua ghẹ của Mỹ và chiếm khoảng 11,5% tổng XK cua ghẹ từ ASEAN sang Mỹ.
Trong 7 tháng đầu năm nay, XK cua ghẹ Việt Nam sang thị trường EU đạt gần 10,5 triệu USD, giảm hơn 12% so với cùng kỳ. Theo thống kê của ITC, NK cua ghẹ của EU đang giảm 16,7% so với cùng kỳ. Việt Nam tiếp tục là nguồn cung lớn thứ 2, sau Anh. Hiện nay, đồng EUR mất giá so với USD là một yếu tố cản trở NK. Trong khi đó, việc Hy Lạp trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố vỡ nợ với IMF, sức mua và nhu cầu hàng hóa từ thị trường này sẽ giảm.
Với Nhật Bản, thị trường này đã vươn lên là thị trường NK lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm, XK cua ghẹ của Việt Nam sang thị trường này đạt 10,7 triệu USD, tăng 28,7%. Theo thống kê của ITC, NK cua ghẹ của Nhật Bản từ 23 nước, cũng giảm 23% về khối lượng và giảm 29% về giá trị. Xét theo các nước thuộc khối ASEAN, Việt Nam và Indonesia đều nằm trong top 7 nguồn cung cấp cua ghẹ lớn nhất của Nhật Bản. Hiện tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản đang chậm lại, tuy nhiên XK cua ghẹ của Việt Nam sang đây vẫn rất ổn định.
Hiện tại tiêu thụ thủy sản tại các thị trường đang diễn biến tốt, do đó VASEP dự báo XK cua ghẹ trong thời gian tới sẽ vẫn thuận lợi.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đồng ý cho Công ty TNHH MTV Bò sữa TP Hồ Chí Minh triển khai dự án “Chăn nuôi bò giống, bò thịt tại tỉnh Lâm Đồng”.

Theo chân anh Nguyễn Xuân Danh cán bộ Nông lâm ngư diêm nghiệp xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ ở thôn 1, xã Xuân Hải với gần 7 năm trong nghề nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú cho hiệu quả.

Hạn chế được ô nhiễm môi trường, dễ áp dụng cho cả trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng hiệu quả kinh tế... đó là những hiệu quả tích cực mà người chăn nuôi heo trong tỉnh Hậu Giang nhận thấy được sau khi áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học.

Trước tình hình khô hạn khốc liệt đang xảy ra, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định vừa có văn bản gửi lãnh đạo Sở NN-PTNT đề nghị hỗ trợ khẩn cấp số kinh phí gần 550 triệu đồng để chống hạn cứu đàn cá giống bố mẹ gồm các loại: trắm, trôi, mè, chép, rô phi, bống tượng… đang được nuôi giữ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản xã Mỹ Châu (Phù Mỹ).

Cùng với nhiều chương trình tặng quà cho người dân, hướng về Trường Sa, Hoàng Sa, ngành ngân hàng đang triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ ngư dân. Nguồn tiền khoảng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân bám biển, với lãi suất ưu đãi 3%/năm đã sẵn sàng và có thể giải ngân bất cứ lúc nào khi có đầy đủ cơ sở pháp lý…