Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất hiện dịch lở mồm long móng

Xuất hiện dịch lở mồm long móng
Ngày đăng: 22/09/2015

Lập tức Chi cục Thú y Nghệ An đã cấp vacxin, thuốc tiêu độc khử trùng, cử cán bộ xuống cùng người dân và chính quyền địa phương bao vây, dập dịch. Tuy nhiên, sự chủ quan của người dân đang khiến dịch bệnh diễn biến khó lường.

Dịch LMLM trên ổ dịch cũ

Dịch LMLM xuất hiện tại xã Trung Sơn từ ngày 7/9, đến ngày 10/9 đã có 7 con trâu bò của 5 hộ dân các xóm 3, 5, 8 nhiễm bệnh.

Trạm Thú y huyện Đô Lương đã báo cáo lên Chi cục Thú y Nghệ An. Kết quả xét nghiệm cho thấy, các mẫu bệnh phẩm dương tính với bệnh LMLM typ O.

Do chung bãi cỏ chăn thả với xã Trung Sơn, đến ngày 15/9, bệnh LMLM tiếp tục xuất hiện trên 3 cá thể trâu bò của 3 hộ dân xóm 9, xã Đà Sơn.

Đến nay, Chi cục Thú y Nghệ An đã cấp 2.300 liều vacxin LMLM nhị typ tiêm bao vây dập dịch và 120 lít hóa chất han-iodine phun tiêu độc khử trùng cho 2 xã Trung Sơn và Đà Sơn. Sau khi tiêm phòng đã có thêm 6 con trâu bò phát bệnh.

Ông Võ Đình Khoa, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Đô Lương cho biết: “Sau khi thú y xã báo cáo sự việc, chúng tôi đã tuyên truyền để người dân không bán chạy gia súc nhiễm bệnh; dùng các loại nước chua, chát chấm vào vết lở loét, tiêm kháng sinh, hạ sốt chống bội nhiễm, tiêm thuốc bổ tăng sức đề kháng cho gia súc nhiễm bệnh và tiêm vacxin bao vây dập dịch, tiêu độc khử trùng.

Hiện tại, số gia súc nhiễm bệnh đang được người dân và thú y địa phương tích cực điều trị, nhiều con đã khỏi bệnh. Chúng tôi đã khống chế được dịch và không có gia súc bị chết.

Người dân cũng đã ký cam kết không vận chuyển, buôn bán gia súc nhiễm bệnh; nhốt gia súc nhiễm bệnh tại chuồng để điều trị, tránh lây lan ra diện rộng”.

Còn tại xóm 10, xã Thanh Chi (Thanh Chương), dịch LMLM xuất hiện từ ngày 9/9. Từ 4 con ban đầu, đến giữa tháng 9 đã có 12 con bị nhiễm bệnh, 1 con bê chết đã được chính quyền địa phương và ngành chức năng tiêu hủy.

Để khống chế dịch, Chi cục Thú y Nghệ An đã cấp 3.000 liều vacxin LMLM nhị typ tiêm bao vây dập dịch và 36 lít dung dịch han-iodine tiêu độc khử trùng.

“Nghệ An có 8 huyện khống chế quốc gia và vùng vành đai bò sữa được hỗ trợ vacxin LMLM. Các địa phương còn lại, người dân đều không đăng ký tiêm vacxin LMLM một phần vì giá vacxin đắt và tâm lý chủ quan của người dân.


Chỉ khi nào dịch bệnh xảy ra, được hỗ trợ để khống chế ổ dịch thì các địa phương mới tiêm vacxin LMLM. Tại Nghệ An, tỉ lệ tiêm vacxin THT trên đàn lợn cũng đạt thấp. Riêng vụ thu 2015, tỷ lệ tiêm THT ở lợn chỉ khoảng 30-40%; tỉ lệ tiêm phòng các loại vacxin cúm gia cầm cũng rất thấp”. - Ông Đặng Văn Minh, Chi cục phó Chi cục Thú y Nghệ An.

Ông Đào Quang Biên, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Thanh Chương cho biết: “Ngay sau khi được chi cục hỗ trợ, chúng tôi đã cấp 18 lít hóa chất tiêu độc khử trùng và tiêm 1.450 liều vacxin LMLM cho đàn gia súc xã Thanh Chi. Số còn lại đang giữ lại trạm để dự phòng.

Đến nay, ổ dịch tại xã Thanh Chi cơ bản được khống chế, 4 ngày nay không xuất hiện bệnh trên cá thể mới”.

Nhiều vùng "trắng" vacxin

Theo ông Võ Đình Khoa, nguyên nhân chính dẫn đến việc dịch bệnh nhiều năm nay xảy ra tại Trung Sơn là do sự chủ quan của người chăn nuôi.

Trung Sơn và Đà Sơn là 2 xã có tỉ lệ tiêm phòng thấp nhất huyện Đô Lương. Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng (THT) vụ xuân 2015 tại Trung Sơn chỉ đạt 30% và xã Đà Sơn là 40% và nhiều năm nay “trắng” việc tiêm vacxin LMLM, cúm gia cầm cho đàn gia súc, gia cầm.

UBND huyện Đô Lương đã nhiều lần về làm việc nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm phòng các loại vacxin trên đàn gia súc của 2 xã này nhưng người dân vẫn rất chủ quan. Còn tại xã Thanh Chi, năm 2015, toàn xã có 90% đàn gia súc được tiêm phòng THT vụ xuân, vacxin LMLM 0%.

Trước đó, vào đầu tháng 3/2013, dịch cúm A H5N1 lần đầu xuất hiện tại một gia trại của gia đình Nguyễn Thị Thanh tại xã Trung Sơn khiến cơ quan chức năng phải tiêu hủy 500 con gia cầm.

Đầu năm 2015, bệnh LMLM cũng xuất hiện tại Trung Sơn; bệnh THT tại xã Thuận Sơn (nằm sát xã Trung Sơn) khiến 5 con lợn bị chết.

Theo ông Khoa, đến thời điểm này dịch LMLM tại Đô Lương đã được khống chế và không có gia súc chết. Tuy nhiên, ông Nguyễn Công T, trú tại xóm 3, Trung Sơn lại khẳng định, ngày 15/9, tại xóm 3 xã Trung Sơn có 1 con bê con nhiễm bệnh bị chết, một trường hợp tương tự cũng xảy ra trước đó ít ngày...

Người dân xót của đã không báo lên chính quyền và cơ quan chức năng mà đã bán chạy. Mặc dù đang thời điểm dịch bệnh bùng phát nhưng đàn trâu bò của các xã này vẫn vô tư gặm cỏ trên các bãi bồi ven sông. Điều này tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh lây lan ra diện rộng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Nghĩa Hưng Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Nghĩa Hưng

Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.

15/09/2014
Nuôi Gà Lai Đông Tảo, Được Tiếp Vốn Nuôi Gà Lai Đông Tảo, Được Tiếp Vốn

“Thời buổi kinh tế khó khăn, số tiền 30 triệu đồng mà Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) cho vay hết sức ý nghĩa với gia đình tôi. Có vốn, tôi sửa sang lại chuồng trại và đầu tư thêm thức ăn cho đàn gà”- ông Đỗ Trọng Bình (thôn Bình Phú, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) tâm sự.

15/09/2014
20 Triệu Đồng Một Gốc Đinh Lăng 62 Tuổi Ở Hà Nội 20 Triệu Đồng Một Gốc Đinh Lăng 62 Tuổi Ở Hà Nội

Anh Đỗ Tiến Hùng quê ở Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội làm nghề bán đinh lăng gần 10 năm nay. Gần đây, anh Hùng mua được gốc đinh lăng có tuổi đời 62 năm với giá gần 10 triệu đồng, sau đó anh bán lại cho một khách quen với giá 20 triệu đồng.

15/09/2014
Hạ Hòa, Cẩm Khê Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Năm 2014 Hạ Hòa, Cẩm Khê Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Năm 2014

Vụ mùa năm 2014, huyện Hạ Hòa gieo cấy gần 3.500ha lúa, trong đó diện tích lúa lai chiếm hơn 48%, lúa chất lượng cao 8,76%, còn lại là lúa thuần. Đến thời điểm này, nhiều diện tích lúa đã cho thu hoạch với năng suất ước 54 tạ/ha. Một số cây màu vụ mùa như: Ngô năng suất ước 42 tạ/ha; lạc năng suất ước 16,5 tạ/ha; đậu, đỗ các loại 19,9ha.

15/09/2014
Hơn 3.000 Ha Lúa Bị Rầy Gây Hại Hơn 3.000 Ha Lúa Bị Rầy Gây Hại

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, rầy tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ từ khoảng ngày 15-9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, TP Việt Trì...

15/09/2014