Xuất qua nhiều cửa khẩu, vải thiều được giá cao

Bà Thùy Dung- một doanh nghiệp chuyên buôn bán hoa quả tươi người Lạng Sơn, cho biết: “Từ khi có hội nghị xúc tiến xuất khẩu vải thiều tổ chức ở Lạng Sơn, vào cuối tháng 5, đã có những chuyển biến tích cực. Hàng hóa thông quan nhanh chóng, không có hiện tượng ách tắc như mọi năm.
Bạn hàng của tôi ở Quảng Tây, Trung Quốc, mỗi ngày nhập hàng trăm tấn vải thiều rất nhanh, gọn. Giá cả rất tốt. Trong ngày 7/6, đã xuất bán được 20.000 đồng/kg tại chợ Pò Chài- Trung Quốc”.
Trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh, ông Phùng Quang Hội cho biết: Năm nay, phía bạn đã cho xuất khẩu vải thiều qua nhiều cửa khẩu chính trên địa bàn. Chính vì vậy, lượng hàng xuất qua cửa khẩu Tân Thanh được “giảm tải”. Từ đầu vụ đến nay, lực lượng Hải quan Tân Thanh đã làm thủ tục cho 205 xe, gần 3.100 tấn vải thiều tươi được thông quan.
Theo ông Hoàng Khánh Hòa, Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn, những năm qua, lượng vải xuất khẩu qua Lạng Sơn chiếm khoảng 2/3 lượng vải xuất khẩu trên toàn quốc. Vì vậy, ngay từ đầu tháng 6/2015, ngành đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu.
Theo đó, lực lượng Hải quan phối hợp với Biên phòng, Kiểm dịch thực vật thống nhất phương án, kế hoạch cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nhân hai nước Việt- Trung làm thủ tục, thông quan nhanh nhất. Trong trường hợp chính vụ, số lượng hàng về nhiều, sẽ dành cho vải thiều được xuất với một luồng đường riêng.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, đến vương quốc hoa kiểng Cái Mơn (huyện Chợ Lách – Bến Tre) gồm các xã: Vĩnh Thành, Tân Thiềng, Long Thới, Sơn Định, Hưng Khánh Trung B, chúng tôi choáng ngợp trước những vườn hoa kiểng đầy màu sắc, nhà nào cũng chật kín chậu kiểng đủ loại trước sân, sau vườn, ngoài ruộng.

Ông cũng cho biết thêm, có người còn gọi là khoai Từ, nhưng bà con ở đây gọi là khoai lùn Thái. Nó ăn ngon hơn rất nhiều so với khoai lùn thông thường. Đây là loại cây có củ lùn hình tròn, cuống dài kết thành từng chùm, ruột màu trắng trong, phần nhân màu trắng đục chứa nhiều tinh bột.

“Khi hoa được 1 tháng là bắt đầu cho chúng “ăn” điện. Thời gian ấy nhìn các vườn hoa trông như một thành phố sáng rực đèn điện. Khi hoa đến 2 tháng tuổi là cắt, không dùng điện để hãm chúng nữa để chúng phát triển tự do, lấy sức đơm búp, để hoa nở đúng dịp tết”, chị Đào giải thích thêm.

Lý giải việc cam đầu mùa được giá, ông Hoàng Văn Khủ (bản Pá Han, xã Phù Lưu) cho biết, vì năm nay có tháng nhuận nên cam chín sớm, bắt đầu bán từ tháng 9. Trong khi đó, năm ngoái cam bắt đầu có từ tháng 10. Ông Khủ hạch toán, với sản lượng trên 40 tấn, chắc vườn cam của gia đình ông sẽ thu về được trên 300 triệu đồng.

Định hướng đến năm 2030, khi VN trở thành một nước công nghiệp phát triển, nhu cầu sữa sẽ tương đương với các nước phát triển hiện nay, khoảng 70 lít/người/năm. Khi đó, nếu tạm tính dân số 100 triệu người, nếu VN tự SX sữa đáp ứng được 60-70% nhu cầu trong nước đã là rất thành công.