Xuất qua nhiều cửa khẩu, vải thiều được giá cao

Bà Thùy Dung- một doanh nghiệp chuyên buôn bán hoa quả tươi người Lạng Sơn, cho biết: “Từ khi có hội nghị xúc tiến xuất khẩu vải thiều tổ chức ở Lạng Sơn, vào cuối tháng 5, đã có những chuyển biến tích cực. Hàng hóa thông quan nhanh chóng, không có hiện tượng ách tắc như mọi năm.
Bạn hàng của tôi ở Quảng Tây, Trung Quốc, mỗi ngày nhập hàng trăm tấn vải thiều rất nhanh, gọn. Giá cả rất tốt. Trong ngày 7/6, đã xuất bán được 20.000 đồng/kg tại chợ Pò Chài- Trung Quốc”.
Trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh, ông Phùng Quang Hội cho biết: Năm nay, phía bạn đã cho xuất khẩu vải thiều qua nhiều cửa khẩu chính trên địa bàn. Chính vì vậy, lượng hàng xuất qua cửa khẩu Tân Thanh được “giảm tải”. Từ đầu vụ đến nay, lực lượng Hải quan Tân Thanh đã làm thủ tục cho 205 xe, gần 3.100 tấn vải thiều tươi được thông quan.
Theo ông Hoàng Khánh Hòa, Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn, những năm qua, lượng vải xuất khẩu qua Lạng Sơn chiếm khoảng 2/3 lượng vải xuất khẩu trên toàn quốc. Vì vậy, ngay từ đầu tháng 6/2015, ngành đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu.
Theo đó, lực lượng Hải quan phối hợp với Biên phòng, Kiểm dịch thực vật thống nhất phương án, kế hoạch cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nhân hai nước Việt- Trung làm thủ tục, thông quan nhanh nhất. Trong trường hợp chính vụ, số lượng hàng về nhiều, sẽ dành cho vải thiều được xuất với một luồng đường riêng.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.

Bước vào vụ nuôi xuân hè năm 2015, nông dân ở các huyện vùng triều đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật từ trước Tết Nguyên đán. Vụ nuôi tôm này, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu đến 30 triệu con tôm sú trên diện tích khoảng 400 ha.

Năm 2015, huyện Ngọc Lặc đặt ra mục tiêu trồng mới 800 ha rừng, hơn 20.000 cây phân tán. Để công tác trồng rừng diễn ra thuận lợi, đúng kế hoạch, thời gian qua, cùng với việc chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuẩn bị nguồn giống bảo đảm chất lượng, huyện đã phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện trồng cây phân tán.

Vụ chiêm-xuân 2013-2014 xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, đặc biệt là ở 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc luôn duy trì ở mức 0.10-5 phần nghìn khiến các trạm bơm vùng triều gặp khó khăn do nguồn nước bị xâm nhập mặn nặng, thời gian bơm bị giảm đến mức báo động, một số cống lấy nước vùng triều phải đóng cửa.

Năm 2014, Công ty CP Nông sản Phú Gia, khu D - Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) đã sản xuất được 55.000 tấn thức ăn chăn nuôi, tăng 10% so với năm 2013, doanh thu đạt 380 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 2,2 tỷ đồng, bảo đảm việc làm cho người lao động với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng...