Xuất qua nhiều cửa khẩu, vải thiều được giá cao

Bà Thùy Dung- một doanh nghiệp chuyên buôn bán hoa quả tươi người Lạng Sơn, cho biết: “Từ khi có hội nghị xúc tiến xuất khẩu vải thiều tổ chức ở Lạng Sơn, vào cuối tháng 5, đã có những chuyển biến tích cực. Hàng hóa thông quan nhanh chóng, không có hiện tượng ách tắc như mọi năm.
Bạn hàng của tôi ở Quảng Tây, Trung Quốc, mỗi ngày nhập hàng trăm tấn vải thiều rất nhanh, gọn. Giá cả rất tốt. Trong ngày 7/6, đã xuất bán được 20.000 đồng/kg tại chợ Pò Chài- Trung Quốc”.
Trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh, ông Phùng Quang Hội cho biết: Năm nay, phía bạn đã cho xuất khẩu vải thiều qua nhiều cửa khẩu chính trên địa bàn. Chính vì vậy, lượng hàng xuất qua cửa khẩu Tân Thanh được “giảm tải”. Từ đầu vụ đến nay, lực lượng Hải quan Tân Thanh đã làm thủ tục cho 205 xe, gần 3.100 tấn vải thiều tươi được thông quan.
Theo ông Hoàng Khánh Hòa, Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn, những năm qua, lượng vải xuất khẩu qua Lạng Sơn chiếm khoảng 2/3 lượng vải xuất khẩu trên toàn quốc. Vì vậy, ngay từ đầu tháng 6/2015, ngành đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu.
Theo đó, lực lượng Hải quan phối hợp với Biên phòng, Kiểm dịch thực vật thống nhất phương án, kế hoạch cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nhân hai nước Việt- Trung làm thủ tục, thông quan nhanh nhất. Trong trường hợp chính vụ, số lượng hàng về nhiều, sẽ dành cho vải thiều được xuất với một luồng đường riêng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là khẳng định của ông Sengoku Yoshito - phó chủ tịch Đảng Dân chủ, nguyên phó chánh văn phòng nội các Chính phủ Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà máy với vùng nguyên liệu, trọng tâm là triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây mía nguyên liệu và hỗ trợ người trồng mía.

Mặc dù, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra. Theo đó, cơ cấu lại nợ tối đa 36 tháng, không thu lãi quá hạn, lãi phạt; đồng thời xem xét cho người nuôi vay mới để khôi phục sản xuất nhằm phát triển nghề cá tra.

Bí đỏ Cô tiên có xuất xứ từ Đài Loan do Công ty TNHH Mường Hoa, Hợp tác xã Mai Anh (Lào Cai) cung cấp, được gieo trồng tại huyện Mường Khương trong vụ vừa qua với tổng diện tích 56,4 ha. Có 8 xã, thị trấn tham gia trồng hai giống bí này.

Để người trồng mía thoát khỏi cái bóng của sự nghèo khó, đã đến lúc nói đến công nghệ trồng mía tiên tiến. Nhiều mô hình công nghệ đã được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lần 2 chủ đề “Giải pháp giảm chi phí sản xuất mía, nâng cao thu nhập cho người nông dân” do Thành Thành Công tổ chức tuần trước.