Xuất khẩu trứng vịt muối sang Brunei

Ông Đàm Văn Hoạt, tổng giám đốc Vietfarm, cho hay để xuất khẩu được lô hàng này, công ty đã phải thiết kế lại toàn bộ chuỗi sản xuất trứng vịt theo tiêu chuẩn Halal (tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và các chất cấm sử dụng theo luật Hồi giáo).
“Nếu phản ứng thị trường Brunei khả quan, khách hàng của chúng tôi sẽ đặt mua 2-3 container trứng vịt muối mỗi tháng”, ông Hoạt cho biết.
Cũng theo ông Hoạt, Vietfarm đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xuất khẩu sản phẩm này sang Singapore và Malaysia trở lại vào cuối tháng này, sau nhiều năm hai thị trường này tạm ngưng nhập khẩu từ Việt Nam do liên quan đến tình hình dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dự kiến công ty này sẽ xuất khẩu sang ba thị trường trên khoảng 20-24 container trứng vịt muối mỗi tháng.
Có thể bạn quan tâm

Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen. Bên cạnh đó, các huyện Cai Lậy, TX Cai Lậy, Châu Thành…cũng có nhiều hộ dân đã chuyển từ lúa kém hiệu quả sang độc canh cây sen.

Anh Nguyễn Hồng Phong, chủ trang trại Phong Thúy (Đức Trọng), hiện nay do trái mùa nên bông cải và cà rốt năng suất kém, nguồn cung ít khiến giá tăng. Từ tháng 8 trở đi thời tiết không khắc nghiệt, các loại rau, củ sẽ có giá ổn định hơn.

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT thì tính đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 63.093 ha các loại cây trồng vụ hè thu, đạt gần 84,5% so với kế hoạch đề ra.

Tân Sơn là huyện vùng cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, vì vậy lựa chọn những cây trồng, vật nuôi có lợi thế để phát triển phù hợp với điều kiện địa phương, đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu của các cấp chính quyền.

Lúa tái sinh (hay còn gọi là lúa chét) là lúa mọc lên từ thân rạ sau khi đã thu hoạch. Vụ này, huyện Hạ Hòa có 60 ha lúa tái sinh tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Chân (20 ha), Chính Công (10 ha), Lệnh Khanh (10 ha), Lang Sơn (5ha)...