Xuất khẩu trứng vịt muối sang Brunei

Ông Đàm Văn Hoạt, tổng giám đốc Vietfarm, cho hay để xuất khẩu được lô hàng này, công ty đã phải thiết kế lại toàn bộ chuỗi sản xuất trứng vịt theo tiêu chuẩn Halal (tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và các chất cấm sử dụng theo luật Hồi giáo).
“Nếu phản ứng thị trường Brunei khả quan, khách hàng của chúng tôi sẽ đặt mua 2-3 container trứng vịt muối mỗi tháng”, ông Hoạt cho biết.
Cũng theo ông Hoạt, Vietfarm đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xuất khẩu sản phẩm này sang Singapore và Malaysia trở lại vào cuối tháng này, sau nhiều năm hai thị trường này tạm ngưng nhập khẩu từ Việt Nam do liên quan đến tình hình dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dự kiến công ty này sẽ xuất khẩu sang ba thị trường trên khoảng 20-24 container trứng vịt muối mỗi tháng.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê, trên địa bàn xã Đắk Wil (Chư Jút - Đắk Nông) hiện có hơn 750 ha cà phê, trong đó, phần lớn các vườn cà phê đã trồng khá lâu năm. Để thay thế cho diện tích cà phê này, những năm gần đây, người dân đã thực hiện “trẻ hóa” vườn cây bằng cách áp dụng kỹ thuật ghép chồi.

Cây sơ ri (tên khoa học là Malpighia emarginata DC, tiếng Anh là acerola) có nguồn gốc ở Yucatan (Đông Nam Mexico), đã được trồng ở nhiều nơi như: Nam Peru, Đông Nam Brazil, các Bang Texas và Florida (Hoa Kỳ), Quần đảo Canary, Ghana, Ethiopia, Madagascar, Zanzibar, Sri Lanka, Taiwan, India, Indonesia, Hawaii, Australia, Việt Nam…

Tiết kiệm tối đa nhân công, thời gian tưới nước, chi phí mua nhiên liệu chạy máy bơm… do hệ thống phun tưới tự động mang lại, đã khiến một bộ phận nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở thành những chủ nhân của công nghệ tưới nước hiện đại này trên ruộng của mình.

Tại hội nghị tổng kết dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc” diễn ra hôm 4-12, hầu hết ý kiến của các đại biểu đều cho rằng, nếu dự án này được triển khai rộng rãi thì người dân sẽ được lợi nhiều mặt.

Ngoài ra, để góp phần vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực nông nghiệp, các ngành hữu quan đã xây dựng nhiều mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái, mô hình sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ...