Xuất Khẩu Trái Cây Phải Nâng Chất Lượng

Tại diễn đàn “Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 31/5/2014 tại Bến Tre, bên cạnh chia sẻ về sản xuất và tiêu thụ trái cây, một số nhà chuyên môn đã đưa ra những khuyến cáo cần thận trọng đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này. Dù xuất khẩu trái cây đang tăng cao.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, đến cuối tháng 5/2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt khoảng 472 triệu USD, tăng gần 100 triệu USD so cùng kỳ năm ngoái. Thị trường tiêu thụ trái cây Việt Nam gần đây liên tục được mở rộng. Nhiều loại trái cây chủ lực của Việt Nam và ĐBSCL đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile, New Zealand…
Ví dụ như trái thanh long, nếu như năm 2008 chỉ được xuất sang thị trường duy nhất là Mỹ (thị trường khó tính) thì năm 2009 đã mở rộng sang thị trường Nhật Bản và đến nay Hàn Quốc, Chile và New Zealand cũng đã chấp nhận nhập thanh long Việt Nam.
Cũng vậy, trái xoài hiện đã xuất được vào Hàn Quốc, New Zealand và nhiều khả năng sẽ được Mỹ, Nhật Bản và Úc chấp nhận nhập khẩu trong năm 2014 và 2015. Chôm chôm hiện cũng được một số doanh nghiệp của Việt Nam xuất sang Mỹ, New Zealand. Và sắp tới nhãn, vải, vú sữa… có nhiều khả năng cũng được cấp phép xuất sang Mỹ, Úc…
Tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết sắp tới hoạt động xuất khẩu một số loại trái cây chủ lực sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do sản xuất manh mún, tự phát, chất lượng trái còn thấp, đầu tư công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, đóng gói, chuỗi cung ứng trái cây thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả… chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ xuất khẩu.
Và do vậy, để trái cây ĐBSCL có thể cạnh tranh được, thì những hạn chế trên đây cần phải được cải thiện.
Có thể bạn quan tâm

Khu vực các thôn Thiện Trung, Thiện Hòa (Thiện Nghiệp – TP. Phan Thiết) là những nơi tập trung trồng dừa xiêm thành phẩm nhiều nhất, nhờ vào lượng nước ngầm ổn định. Vài năm gần đây, để nâng cao hiệu quả kinh tế, bên cạnh việc chuyên canh cây dừa, nhiều nông dân đã xen canh trồng ổi Đài Loan tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể.

Vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2016, khi 12 nước tham gia đàm phán TPP ký kết hiệp định, các mặt hàng thịt nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam với giá rẻ thì cảnh các hộ chăn nuôi bị xóa sổ như nhận định của nhiều người là có cơ sở.

Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, do giá cà phê đang ở mức thấp, nông dân đã trữ hàng chờ giá khiến xuất khẩu mặt hàng này gặp nhiều khó khăn.

Đến ngày 10/7, cơ bản, lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ hết. Người dân ở “thủ phủ vải thiều” Lục Ngạn hân hoan vì được mùa, giá cao nhất trong hơn 60 năm qua. Kỳ vọng vụ tới, vải thiều sẽ có được chỗ đứng vững chắc cả thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.
Huyện Bắc Quang do chịu ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài trên diện rộng, lượng nước tại khu vực đầu nguồn của các công trình thủy lợi ít. Do đó, việc lấy nước phục vụ sản xuất, nhất là khu vực cuối kênh và xa nguồn nước gặp nhiều khó khăn, nhiều diện tích phải trông chờ trời mưa đã làm ảnh hưởng tới tiến độ gieo trồng các cây trồng vụ Mùa trên địa bàn.