Xuất Khẩu Trái Cây Phải Nâng Chất Lượng

Tại diễn đàn “Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 31/5/2014 tại Bến Tre, bên cạnh chia sẻ về sản xuất và tiêu thụ trái cây, một số nhà chuyên môn đã đưa ra những khuyến cáo cần thận trọng đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này. Dù xuất khẩu trái cây đang tăng cao.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, đến cuối tháng 5/2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt khoảng 472 triệu USD, tăng gần 100 triệu USD so cùng kỳ năm ngoái. Thị trường tiêu thụ trái cây Việt Nam gần đây liên tục được mở rộng. Nhiều loại trái cây chủ lực của Việt Nam và ĐBSCL đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile, New Zealand…
Ví dụ như trái thanh long, nếu như năm 2008 chỉ được xuất sang thị trường duy nhất là Mỹ (thị trường khó tính) thì năm 2009 đã mở rộng sang thị trường Nhật Bản và đến nay Hàn Quốc, Chile và New Zealand cũng đã chấp nhận nhập thanh long Việt Nam.
Cũng vậy, trái xoài hiện đã xuất được vào Hàn Quốc, New Zealand và nhiều khả năng sẽ được Mỹ, Nhật Bản và Úc chấp nhận nhập khẩu trong năm 2014 và 2015. Chôm chôm hiện cũng được một số doanh nghiệp của Việt Nam xuất sang Mỹ, New Zealand. Và sắp tới nhãn, vải, vú sữa… có nhiều khả năng cũng được cấp phép xuất sang Mỹ, Úc…
Tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết sắp tới hoạt động xuất khẩu một số loại trái cây chủ lực sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do sản xuất manh mún, tự phát, chất lượng trái còn thấp, đầu tư công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, đóng gói, chuỗi cung ứng trái cây thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả… chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ xuất khẩu.
Và do vậy, để trái cây ĐBSCL có thể cạnh tranh được, thì những hạn chế trên đây cần phải được cải thiện.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, giá cua biển thương phẩm ở ĐBSCL tăng rất mạnh, giá cua gạch lên tới gần 400.000 đồng/kg, cua thịt giá gần 200.000 đồng/kg, tăng khoảng 50.000 đồng/kg so với những ngày trước đó.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, hoạt động khuyến nông Việt Nam cần tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với hệ thống khuyến nông các nước trên thế giới; đặc biệt là các nước ASEAN.

Để sản xuất muối sạch, cách làm truyền thống của diêm dân là lót bạt xuống ruộng muối. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sản phẩm muối có được từ cách sản xuất này chỉ đạt được yêu cầu về màu sắc (độ trắng) chứ chưa hoàn toàn sạch, vì hàm lượng NaCl chỉ đạt 90- 92%, các tạp chất tan và không tan còn lẫn trong muối khá cao, nên muối khó sử dụng trong các ngành công nghiệp.

11 tháng qua, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 487.700 tấn phi lê, tăng 28% so cùng kỳ năm 2010, đạt 1,47 tỷ USD, chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính đến cuối tháng 11/2011, diện tích nuôi cá tra đạt 5.306 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 990.909 tấn

Sáng 25-1, lễ hội ra quân nghề cá năm 2012 - lễ hội truyền thống sáng mùng 3 tết hàng trăm năm qua đã được UBND xã Phổ Thạnh, Đức Phổ (Quảng Ngãi) tổ chức long trọng