Xuất Khẩu Trái Cây Năm Nay Sẽ Thuận Lợi

Xuất khẩu rau quả trong hai tháng đầu năm nay đạt 136 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 22% so với cùng kỳ và Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) hy vọng mặt hàng rau quả có thể đem về khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ trong năm nay.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit cho biết, 5 thị trường nhập khẩu rau, quả nhiều nhất trong hai tháng qua là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan và Malaysia.
Cuối năm 2013, Việt Nam và Đài Loan cũng đã hoàn tất những tục cuối cùng để Việt Nam có thể xuất khẩu thanh long vào thị trường này với số lượng lớn. Dự kiến trong quí 1-2014 Việt Nam sẽ bắt đầu xuất khẩu trái cây sang New Zealand, và đưa xoài sang Hàn Quốc.
Các loại nhãn và vải cũng chuẩn bị bán vào thị trường Mỹ. Việt Nam và Mỹ đang thảo luận những thủ tục về điều kiện để mặt hàng xoài và vú sữa đi vào thị trường này. Bốn loại trái cây này đáng ra phải được xuất khẩu từ cuối năm 2011, nhưng do những khó khăn về quy định nên đến cuối năm 2013 mới hoàn thiện thủ tục xuất nhập khẩu...
Các mặt hàng rau vào thị trường châu Âu đã được xuất khẩu trở lại bình thường.
Vinafruit cho biết năm 2013 đã bán vào Mỹ được 1.300 tấn thanh long, 300 tấn chôm chôm, Nhật hơn 1.000 tấn thanh long, Hàn Quốc cũng đã nhập 300 tấn thanh long của Việt Nam.
Tại các thị trường châu Âu, theo Vinafruit, ngoại trừ mặt hàng thanh long có số lượng xuất khẩu lớn, còn các mặt hàng khác như bưởi, xoài, chôm chôm… hay các loại rau khác của Việt Nam có khối lượng khá khiêm tốn.
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt mức 1,04 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 200 triệu đô la Mỹ so với kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Đối với nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, ở các khu vực không nuôi bán thâm canh và thâm canh được nên nuôi kết hợp tôm sú với cua, hải sâm, hoặc cá rô phi, rong câu... Thời gian thả giống từ tháng 3-8, mật độ thả 5 - 10 con Post 15/m2, thả giống và thu hoạch theo phương thức đánh tỉa thả bù hoặc thu toàn bộ tùy thuộc vào từng mô hình thực hiện.

Những năm qua, tình hình nuôi thủy sản ở Bình Thuận gặp nhiều khó khăn, một số mô hình hiệu quả nuôi thấp, không có lãi. Nuôi thủy sản nước ngọt của tỉnh chủ yếu tập trung ở 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh, một số ít nuôi ở Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, La Gi và Hàm Tân.

Để đạt mục tiêu tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) năm 2014 là 17.300 tấn, trong đó khai thác 12.780 tấn, nuôi trồng 4.520 tấn, huyện Hoằng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng ven biển.

Nhóm các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra cách kiểm tra nhanh dấu hiệu của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) trên tôm nuôi và hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm nước này.

Trong năm 2013, Chi cục thú y đã thực hiện việc quản lý theo chuỗi từ trại chăn nuôi - cơ sở giết mổ - cơ sở kinh doanh thịt cho hai cơ sở chăn nuôi heo và gà trên địa bàn tỉnh.