Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Trái Cây Hy Vọng Ở Vụ Nghịch

Xuất Khẩu Trái Cây Hy Vọng Ở Vụ Nghịch
Ngày đăng: 29/08/2013

Các nhà xuất khẩu trái cây Việt tìm cách lách vào thị trường nước ngoài qua vụ nghịch để tránh cạnh tranh trực tiếp với trái cây các nước trên thị trường thế giới, tuy nhiên, điều này dễ dẫn tới bảo hòa của thị trường trái cây.

Chiến lược nghịch vụ

New Zealand cấp phép nhập khẩu cho xoài Việt Nam từ năm 2012. Đầu năm nay, Công ty TNHH Rồng Đỏ đã xuất khẩu thử nghiệm một tấn xoài đi thị trường này. Đây là giống xoài Úc được đưa về trồng ở Việt Nam vì xoài cát Chu, cát Hòa Lộc của Việt Nam mặc dù được đánh giá ngon hơn nhưng giá cao và không hợp với khẩu vị của người tiêu dùng New Zealand nên doanh nghiệp phải nhập giống xoài Úc về trồng và xuất khẩu. Chưa kể chi phí vận chuyển của xoài Úc cũng thấp hơn xoài Việt Nam do khoảng cách địa lý.

Chiến lược chính của các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam chủ yếu là tranh thủ xuất khẩu nghịch vụ. Ở trường hợp của trái xoài, do thời điểm trồng xoài Úc với Việt Nam khác nhau nên cũng tránh được cạnh tranh trực tiếp với xoài Úc, ông Mai Xuân Thìn, Giám đốc Công ty Rồng Đỏ cho biết.

Một trường hợp khác là trái chôm chôm, sau thanh long, chôm chôm là mặt hàng trái cây tươi tiếp theo được Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp mã số xác nhận vùng trồng đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào thị trường Mỹ vào năm 2011. Tuy nhiên, chôm chôm chính vụ Việt Nam cũng không thể cạnh tranh với mặt hàng này mà Mỹ nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia và đặc biệt là từ Mexico và Guatemala có lợi điểm rất gần nơi tiêu thụ, chi phí vận chuyển và bảo quản thấp, chôm chôm tươi tốt và giá rẻ.

Sản phẩm nghịch vụ một lần nữa trở thành lối ra cho các nhà xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam. Đến nay, số lượng xuất khẩu chôm chôm vẫn duy trì ổn định ở mức 300 tấn/năm.

Khi thị trường bão hòa

Đánh giá về khả năng tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng trái cây trong thời gian tới, tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Cục Bảo vệ thực vật) cho rằng các mặt hàng trái cây xuất khẩu sẽ chỉ dừng lại ở giai đoạn mở cửa và thâm nhập thị trường chứ khó thực hiện được sự tăng trưởng đột phá nếu thiếu chiến lược dài hạn.

“Thái Lan từng là một đối thủ mạnh của chôm chôm Việt Nam ở thị trường Mỹ với sản lượng ổn định 500 tấn/năm, nhưng từ chỗ xuất khẩu chính vụ, họ đã bị chôm chôm Nam Mỹ đánh bại, phải chuyển sang xuất khẩu trái vụ và sau đợt thiên tai ở nước họ cách đây mấy năm, xuất khẩu của họ hầu như bị đình đốn. Đó là bài học cho Việt Nam”, ông nói.

Theo đánh giá của ông Đạt, xuất khẩu thanh long sang Mỹ cũng sẽ ngang ngửa năm ngoái, ở mức 1.200 – 1.300 tấn, và chôm chôm khoảng 300 tấn.

Ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thanh long vào thị trường EU lớn nhất hiện nay cho biết để xuất khẩu loại trái này vào thị trường EU, thanh long cần phải trải qua kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khá ngặt nghèo. Mỗi tuần doanh nghiệp này chỉ xuất khoảng 3 - 5 container (1 container khoảng 20 tấn) sang thị trường EU.

Trái cây được các nhà nhập khẩu bán lại cho các nhà phân phối, chuỗi siêu thị. Tuy nhiên, mỗi siêu thị mỗi tuần chỉ tiêu thụ khoảng một vài thùng thanh long từ 15 - 20kg. “Khách hàng của chúng tôi chủ yếu là Việt kiều thôi chứ người dân bản xứ không thích ăn loại trái này”, ông nói.

Ông Nguyễn Hữu Đạt cho hay dù là thị trường nào thì đối tượng khách hàng chính của trái cây xuất khẩu vẫn là cộng đồng Việt kiều hoặc người châu Á. Đến một ngưỡng tiêu thụ nào đó của nhóm khách hàng này, xuất khẩu sẽ đứng lại, đó là lý do xuất khẩu trái cây Việt Nam qua một vài năm nay chưa có sự bứt phá nào đáng kể.

Theo tổng hợp của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả nói chung của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đạt 576 triệu đô la Mỹ, tăng khoảng 28% so với cùng kỳ. Trung Quốc là thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 26,5% xét về kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là Nhật với tỷ trọng 6,8%, xếp thứ 3 là thị trường Mỹ với tỷ trọng 5,3%.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên Liệu Cá Tra Sẽ Không Thiếu Nguyên Liệu Cá Tra Sẽ Không Thiếu

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.

03/01/2013
Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận

Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.

04/01/2013
Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng) Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng)

Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.

05/01/2013
Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…

09/01/2013
Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp

Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.

09/01/2013