Xuất khẩu trái cây cơ hội và thực tế

Từ đầu năm đến nay, nhà vườn nhận được nhiều thông tin vui: Thứ nhất, những thị trường “khó tính” và giàu có như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu, Australia, Hàn Quốc, New Zealand,… đồng ý mở cửa tiếp nhận nhiều loại trái cây của ta, như vải, nhãn, thanh long, xoài, vú sữa, chôm chôm, bưởi,…
Thứ hai, trong khi kim ngạch xuất khẩu nhiều ngành hàng nông sản tiếp tục sụt giảm thì kim ngạch trái cây vẫn liên tục tăng trưởng ở mức cao (xuất khẩu trái cây cả nước đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2014 so với 1 tỷ USD trong năm 2013 và 827 triệu USD năm 2012.
Mục tiêu năm nay là 2 tỷ USD). Thứ ba, việc nhiều thị trường “khó tính” mở cửa và kim ngạch tăng chứng tỏ sản xuất theo quy trình và tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất trái cây đã được công nhận.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản là những thị trường rau quả rất lớn. Năm 2011, Hoa Kỳ nhập khẩu gần 11 tỷ USD các chủng loại trái cây, trong đó trái cây nhiệt đới chiếm trên 35%. Các quốc gia khối EU nhập khẩu mỗi năm 12 – 13 triệu tấn rau quả, trong đó rau quả nhiệt đới không kể chuối, dứa là 2,5 triệu tấn, năm 2011, nhập khẩu gần 52 tỷ USD.
Năm 2011, Nhật Bản nhập 2,52 tỷ USD, các chủng loại chủ yếu là chuối, cam, nho, và các loại trái cây nhiệt đới khác như xoài, đu đủ, bơ, ổi, nhãn, sầu riêng, chôm chôm và thanh long…
Tiềm năng thị trường là rất rộng mở. Đó là cơ hội lớn cho nghề vườn, cả sản xuất trái cây và rau củ. Nhưng cơ hội sẽ chỉ là cơ hội nếu chúng ta, cả nhà nước, nhà vườn, doanh nghiệp và nhà khoa học không có những thay đổi trong tư duy quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Tuy vậy, một thực tế đang tồn tại trong sản xuất nông nghiệp nói chung và rau quả của ta nói riêng là, sản xuất nhỏ lẻ ở quy mô hộ gia đình với tư duy tiểu nông, thiếu sự liên kết. Điểm yếu này kéo theo một loạt những hệ lụy, như: chất lượng không đồng đều, không ổn định, khó đảm bảo đơn hàng lớn với yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm cao, chi phí thu gom lớn, công nghệ bảo quản lạc hậu,...
Trang thiết bị phục vụ cho xuất khẩu rau quả của ta thiếu và yếu. Lấy ví dụ như máy chiếu xạ, hiện mới chỉ có hai trung tâm ở phía Nam, phía Bắc chưa có nên phải mang vải, nhãn từ Bắc Giang, Hưng Yên vào Nam chiếu xạ. Điều này khiến giá thành đội lên rất lớn.
Đó là chưa nói tới việc công tác quảng bá thương hiệu cho trái cây Việt và đa dạng hóa sản phẩm chế biến chưa được các doanh nghiệp làm tốt.
Số liệu trái cây xuất khẩu vào các thị trường lớn còn rất khiêm tốn (trong những tháng đầu năm 2015 mới có khoảng 1000 tấn thanh long, chôm chôm, xoài được xuất sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand. Mới có khoảng 1 tấn vải thiều sang Hoa Kỳ…) so với năng lực của nhà vườn.
Điều này có thể là điểm khởi đầu cho việc phối kết hợp chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn giữa các bộ ngành trong triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp.
Hy vọng, chúng ta tận dụng tốt cơ hội và những lợi thế để nâng cao giá trị gia tăng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành hàng trái cây, rau củ nói riêng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu nông sản đạt được những thành tựu nổi bật, được thế giới biết đến. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đang đứng trước những thách thức. Do đó, đến lúc cần xác định những vấn đề trọng tâm để phát triển bền vững “tam nông” theo hướng đầu tư đúng mức và dài hạn.

Bà Phạm Thị Khá ở xóm Yên Phong (Yên Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình) năm nay đã 82 tuổi nhưng vẫn thỉnh thoảng vác cuốc ra đồng như một thói quen khó bỏ. Mỗi lần ra, bà lại rên rẩm, than trời về những cánh đồng hoang quê bà cỏ vòi voi, cỏ lồng vực mọc ken dày như lau sậy.

Thời gian qua, dư luận lại nổi sóng khi nhiều tờ báo, thông tin mạng phản ánh lê, táo... NK để nửa năm, thậm chí 9 tháng vẫn không hỏng, đồng thời nghi rằng, chỉ có chất độc bảo quản mới giúp cho hoa quả tươi lâu như thế!

Trong đợt rà soát này, các DN XK tôm đã cố gắng chứng minh nhằm hạ thấp mức thuế suất, kể cả việc thuyết phục DOC nên sử dụng giá trị thay thế của Indonesia thay vì Bangladesh và yêu cầu DOC không thay đổi phương pháp tính toán theo như kết quả sơ bộ sử dụng. Tuy nhiên, sau cùng DOC vẫn theo đuổi cùng phương pháp tính của kết quả sơ bộ nên đã giữ nguyên trong kết quả cuối cùng của kỳ rà soát lần 8 này.

Nói tới rau công nghệ cao, người ta nghĩ ngay tới Đà Lạt - Lâm Đồng. Ít ai ngờ tại xã Bình Sơn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đang hiện diện một trang trại rau thủy canh theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất cho các Cty nước ngoài và hệ thống siêu thị Giant Aeon Nhật Bản, Coopmark, BigC, Maximark, Lottemark ở TP.HCM với giá cao gấp đôi loại rau thường…