Xuất khẩu tôm Việt Nam và bối cảnh thị trường thế giới

Nguyên nhân khiến XK tôm của Việt Nam tính đến tháng 5 năm nay vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014 là do sản lượng tôm thế giới tăng, nhu cầu yếu từ các thị trường chính (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…) và giá tôm giảm ở các nước sản xuất chính như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador…
Năm tháng đầu năm, XK tôm chân trắng đạt 579,7 triệu USD, chiếm 57,5% tổng XK tôm của Việt Nam trong khi XK tôm sú đạt 346,8 triệu USD, chiếm 33,3%. Tôm nguyên liệu đông lạnh vẫn là sản phẩm XK chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng XK tôm Việt Nam.
Tính tới tháng 5 năm nay, XK tôm sang Mỹ đạt 212,2 triệu USD, giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái – mức giảm mạnh nhất trong số các thị trường NK chính. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm ở Mỹ đang yếu. Nhu cầu tôm từ Mỹ khá trầm lắng kể từ tháng 1/2015 do lượng hàng tồn kho NK trong năm 2014 vẫn ở mức cao.
XK tôm sang EU đạt 192,4 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nền kinh tế châu Âu vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng khiến nhu cầu NK hàng hóa trong đó có tôm giảm. Đồng EUR suy yếu so với USD cũng làm giảm NK tôm vào EU. Xu hướng này có thể kéo dài trong các tháng tới.
XK tôm sang Nhật Bản cũng không tránh khỏi xu hướng giảm với 201,3 triệu USD trong 5 tháng đầu năm nay, giảm 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng yên suy yếu so với USD chính là rào cản đối với tôm NK vào thị trường Nhật Bản.
Sản lượng tôm thế giới tăng
Các chuyên gia thị trường cho biết, sản lượng tôm nuôi toàn cầu tăng từ 3,4 triệu tấn lên 3,6 triệu tấn trong năm 2014, trong đó các nhà sản xuất châu Á chiếm khoảng 3 triệu tấn. Dự báo sản lượng tôm thế giới tiếp tục tăng trong năm nay do các nước này đã khống chế được dịch EMS trong năm 2014.
Thông thường, giá tôm ở châu Á tăng vào khoảng tháng 6 khi sức mua từ các thị trường NK đồng loạt tăng. Tuy nhiên, năm nay, giá tôm vẫn đang giảm.
Xuất khẩu tôm Ấn Độ giảm
XK tôm từ Ấn Độ sang các thị trường hiện đang giảm do giá tôm giảm, nhu cầu yếu và sản lượng tăng. Quý I/2015, XK tôm của Ấn Độ đạt 673 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, khối lượng XK tăng 20% đạt trên 75 nghìn tấn. Sản lượng tôm ở Thái Lan phục hồi trong năm nay (dự kiến đạt 300.000 tấn) đang ảnh hưởng tiêu cực lên XK tôm của Ấn Độ. Một vấn đề nữa đang ảnh hưởng đến XK tôm của Ấn Độ đó là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối NK một số lô hàng tôm từ Ấn Độ do phát hiện thấy tôm có chứa chất kháng sinh cấm. Các nhà XK tôm của Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh XK sang Mỹ và Nhật Bản.
Tại Ấn Độ, giá tôm chân trắng vẫn thấp, nhu cầu tôm cỡ nhỏ tăng mạnh. Các nhà chế biến ở Ấn Độ, Trung Quốc đều có nhu cầu mua tôm cỡ nhỏ để chế biến.
Nguồn cung tôm cỡ 60 con/kg và nhỏ hơn ở Ấn Độ đang thiếu do người dân chỉ thu hoạch tôm cỡ nhỏ này khi được dự báo thời tiết xấu hoặc có gió mùa. Nếu không họ sẽ đợi tôm lớn thêm để kiếm thêm lợi nhuận.
Các nhà NK trên thế giới đang có xu hướng tìm đến tôm cỡ nhỏ với giá rẻ hơn. Đây có vẻ như cũng là xu hướng mới ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Giá tôm cỡ 70 con/kg ở Ấn Độ tháng 6/2014 đạt 340 rupee/kg, đến tháng 6 năm nay đạt 220 rupee/kg. Giá tôm cùng loại tại Thái Lan tháng 6/2014 đạt 192 bạt/kg trong khi cùng kỳ năm nay đạt 156 bạt/kg. Giá tôm ở Ecuador thời điểm hiện tại cũng không có khả năng tăng do nhu cầu yếu từ Trung Quốc, thậm chí có thể còn giảm thêm vào cuối tháng 6.
Tiêu thụ chưa hồi phục
Về phía thị trường tiêu thụ, thông thường, các hãng bán lẻ ở Mỹ nhập khối lượng lớn tôm trong tháng 6 để tận dụng giá giảm do vào đúng vụ thu hoạch. Tuy nhiên, trong năm nay, các nhà NK Mỹ chưa đưa ra đơn đặt hàng lớn do họ nghĩ nguồn cung tôm năm nay sẽ dồi dào và chờ giá giảm thêm.
Có thể bạn quan tâm

Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.

Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.

Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.

Đây là mô hình nuôi cá trong ao đất lần đầu tiên được triển khai áp dụng thực hiện thí điểm, nhằm từng bước đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển các mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô (Đắk Nông) thì trên địa bàn huyện hiện có khoảng 150-170 ha diện tích mặt nước đang được khoảng 600 hộ dân tận dụng để nuôi trồng thủy sản.